sydngsoft.wordpress.com

Chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm POS

Cấu hình router Wifi AP Cisco Air

In this video I’ve shown step by step process How to Configure Cisco AIRONET 3602i Autonomous/Standalone Access Point using CLI with WPAv2 Authentication Key. I’ve divided the whole process into three steps which are given below:

              =====  For 2.4 GHz Radio Interface ====

Step 1: Access Cisco AP|Reset AP| Assign static IP for BVI1 Interface |Default-gateway IP

enable

Password: Cisco                    [Cisco AP default Password]

Reset  the Access Point with pressing and holding  mode button ##

ap#configure terminal

ap(config)#interface bvI 1

ap(config-if)#ip address 192.168.2.4 255.255.255.0 [According to my network setup]

ap(config-if)#exit

ap(config)#ip default-gateway 192.168.2.1        [According to my network setup]

Step 2: Creating SSID | Authentication | Applying WPAv2 Authentication

ap(config)#dot11 ssid Cisco_WLAN              

ap(config-ssid)#guest-mode                    

ap(config-ssid)#authentication open           

ap(config-ssid)#authentication key-management wpa version 2     

ap(config-ssid)#wpa-psk ascii Cisco123        

ap(config-ssid)#exit

Step 3: Enable Encryption to 2.4 GHz Radio interface | Apply SSID to interface| Enable Radio Interface

ap(config)#interface dot11Radio 0                

ap(config-if)#encryption mode ciphers aes-ccm    

ap(config-if)#ssid Cisco_WLAN                    

ap(config-if)#channel least-congested            

ap(config-if)#no shutdown                        

ap(config-if)#exit

ap(config)#exit

               ====  For 5 GHz Radio Interface  ===

Step 2: Creating SSID | Authentication | Applying WPAv2 Authentication

ap(config)#dot11 ssid Cisco_WLAN 5GHz         

ap(config-ssid)#guest-mode                    

ap(config-ssid)#authentication open           

ap(config-ssid)#authentication key-management wpa version 2     

ap(config-ssid)#wpa-psk ascii Cisco123                                                 

ap(config-ssid)#exit

Step 3: Enable Encryption to 5 GHz Radio interface | Apply SSID to interface| Enable Radio Interface

ap(config)#interface dot11Radio 1               

ap(config-if)#encryption mode ciphers aes-ccm    

ap(config-if)#ssid Cisco_WLAN 5GHz               

ap(config-if)# channel  36                       

ap(config-if)#no shutdown                       

ap(config-if)#exit

Cover  Topic:

Nguồn video:

https://www.cisco.com/c/en/us/td/docs/wireless/access_point/15-3-3/configuration/guide/cg15-3-3/cg15-3-3-chap6-radio.html#31914

Bình luận về bài viết này »

english conversation for speaking practice

Lesson 1: Catching up with a Friend

Henry: “I was on the phone for an hour.”

Ron: “Who were you talking to for an hour?”

Henry: “Sam, an old friend from college. “

Ron: “When is the last time you talked to him?”

Henry: “At college graduation!”

Ron: “Wow! That was 30 years ago!”

Henry: “We had a lot of catching up to do.”

————–///////———

Lesson 2: Meeting an old friend

Jason: “I had lunch with Sue today.”

Steve: “Your ex-girlfriend?”

Jason: “Yes. We bumped into each other at the store.”

Steve: “She’s back in town?”

Jason: “Yeah. She moved back last month.”

Steve: “Are you going to see her again?”

Jason: “I’m single now, so I asked her on a date.”

Steve: “What did she say?”

Jason: “Yes! We have more catching up to do.”

Steve: “Ask Sue if she keeps in touch with Karen, my ex-girlfriend.”

—-///—

lesson 3: gossip

Jessica: “Did you hear about Molly and Dan?”

Diane: “No, what’s going on?”

Jessica: “They’re getting a divorce.”

Diane: “Really? They’ve been married for 30 years.”

Jessica: “Dan cheated on Molly.”

Diane: “That is awful!”

-/////—-

lesson 4: The office rumor

Jill: “Did you hear the office rumor?”

May: “No, I didn’t. What’s happening?”

Jill: “They are going to lay off several people this month.”

May: “Where did you hear this?”

Jill: “I heard it from Bill.”

May: “Are you worried?”

Jill: “Yes. I’ve only been here for six months.”

May: “Then I should be more worried than you.”

Jill: “Why? Everyone likes you here.”

May: “I’ve only been here for four months!”

Bình luận về bài viết này »

Tiết lộ KMSpico là gì? Hướng dẫn kích hoạt bản quyền win 10 bằng KMSpico – GG-DRIVE – Link tải cam kết 100% không có Quảng cáo:

KMSpico là gì?

KMSpico là từ viết tắt cho cụm Key Management Service, được hiểu là công cụ hỗ trợ người dùng kích hoạt active windows 7, windows 10. Thông thường với phần mềm KMS thì bản kích hoạt windows thường chỉ kéo dài 180 ngày, là một khoảng thời gian khá ngắn vì thế mà phiên bản KMSpico đã khắc phục được điều này, có tính năng tự động thiết lập lại bộ đếm nên một khi đã active windows thì người dùng không phải lo lắng nhiều về thời gian hết hạn của hệ điều hành đang dùng nữa.

Cách sử dụng KMSpico như thế nào?

KMSpico được dùng để active bản quyền Window 7, 8, 10 rất hiệu quả. Không những thế phần mềm KMSpico còn giúp người dùng “chinh phục” bản quyền Microsoft Office các phiên bản 2007/2010/2013/2016 kể cả Office 365 một cách dễ dàng.

Sau đây, sửa chữa laptop Đà Nẵng Techcare xin hướng dẫn các bạn cách kích hoạt bản quyền bằng KMSpico nhanh và đơn giản.

Có rất nhiều kênh mà các bạn có thể tải phần mềm này. Chỉ cần search Google là có hàng ngàn kết quả. Tuy nhiên, các bạn cần phải lựa chọn trang đủ uy tín để đảm bảo không mang phải một đống virus nào khác về máy, vì vậy mà nên chọn tải file cài đặt từ Techcare. Đầu tiên các bạn tải về thư mục chứa KMSpico, có 2 bản KMSpico Portable (bản chạy ngay) và KMSpico Install (cài đặt đầy đủ), link tải tại đây nhé:

Link tải cam kết 100% không có Quảng cáo:

https://drive.google.com/file/d/1L3-bI2o0H96rJ8hvILjJiDdgjK8NdC-7/view?usp=drive_link

  • Bạn hãy tắt phần mềm Antivirus đi và cả tường lửa và Windows Defender nữa trước khi sử dụng KMSpico. Sau khi kích hoạt bản quyền xong cho Windows và Office hãy bật lại.
  • Kích hoạt bản quyền bằng KMSpico xong bạn có thể xóa KMSpico đi, Windows 10 của bạn sẽ vẫn có bản quyền bình thường nhé.

Trước tiên hãy vào chuột phải vào This PC và chọn Properties:

Thấy mục như trên chứng tỏ rằng window của bạn chưa được active.

Hướng dẫn sử dụng KMSpico đúng cách

Tải về xong rồi, hãy dùng phần mềm winrar hoặc 7-zip giải nén với pass techcare.vn. Trước khi cài đặt, cần tắt tường lửa hoặc các phần mềm diệt virus để giải nén và quá trình cài đặt thành công. Hầu hết các phần mềm active, kích hoạch đều bị phần mềm diệt virus và tưởng lửa chặn..

Tiếp theo, bạn hãy mở file kmspico_setup.exe để cài đặt. Về cài đặt thì yên tâm nhé, rất đơn giản luôn chỉ cần Next là xong thôi. Phần mềm sẽ được cài đặt dễ dàng và nhanh chóng lên máy tính của bạn. Cài đặt xong phần mềm KMSpico tức là bạn đã kích hoạt bản quyền cho hệ điều hành Windows và bộ Office trên máy tính của mình rồi.

Cài đặt xong thì mở phần mềm KMSpico lên nhé:

Nếu kích hoạt window thì chọn vào hình biểu tượng window màu xanh, Office thì màu đỏ, sau đó là click nút tròn màu đỏ. Quá trình Active windows và bộ Microsoft Office với phần mềm KMSpico rất đơn giản, thao tác thực hiện dễ dàng ngay cả những người không rành về máy tính cũng có thể tự mình thiết lập được.

Sau đó khởi động lại máy tính và kiểm tra

Cài đặt và kiểm tra Windows của mình đã được kích hoạt hay chưa. Thông qua việc nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC trên màn hình, nhấn chọn Properties. Nhìn vào mục Windows acitvation xem đã hiện thông báo Windows is activated nghĩa là hệ điều hành Windows của các bạn đã được kích hoạt thành công.

Với phần mềm KMSpico mà bạn đã có thể sử dụng các phiên bản hệ điều hành Windows một cách dễ dàng hơn, sử dụng bản quyền với nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn.

Bình luận về bài viết này »

Truyện ngắn 100 chữ – Tạp chí Kiến thức ngày nay

Ám ảnh (Nguyên Vũ) – Truyện ngắn 100 chữ.

(Riêng tặng anh Tâm, chị Hạnh)

Xí nghiệp giảm biên anh lâm cảnh hưu non. Nghe lời vợ anh đồng ý mở quán. Có điều, mỗi khi trẻ con trong xóm đến mua hàng mà hỏi chị Thắm – tên cô gái rượu – thì anh lại… giật mình.

… Vì lớn hơn chị một giáp, mà chuyện tình hai người gặp lắm ba đào. Gia đình cấm tiệt, không cho chị gặp anh. Nhưng cuối cùng vẫn lấy được nhau. Khi ấy, anh có mẹo hay: nhờ trẻ con đến mua hàng nhà chị bí mật trao thư. Không gặp nhau những vẫn … vững tình hình.

Giờ. Ngẫm chuyện xưa, anh cười một mình. Tâm đắc câu: “Có tật giật mình” mà cổ nhân đã dạy!

Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 401)

Áo mới của Mẹ – Lê Thị Chung

Hôm nay đám giỗ ông cố. Từ sáng sớm, mẹ đã sửa soạn về nội.

Ra tới ngõ, con chợt để ý thấy mẹ mặc chiếc áo đã cũ.

Con hỏi mẹ:

– Mẹ ơi! Cái áo trắng mới, dì Ba mới may cho mẹ đâu?

Mẹ lúng túng:

– Ờ mẹ để đâu mẹ quên, vội quá, mẹ mặc đỡ này vậy.

Con ngước nhìn mẹ. Chợt hiểu. Hèn chi hôm nọ học thêu, nhỏ Hương nó hỏi, sao vải của con có những lỗ nhỏ như đường may tháo ra.

Hai mẹ con ôm nhau thổn thức.

Lê Thị Chung
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 330)

Ảo – Bùi Phương Mai

Ảo

Tôi về chốn cũ, bao cảnh xưa đã mất, duy có lũng lau trắng bạt ngàn là không ai dời đổi được, nên tôi vẫn còn chút hạnh phúc được ngồi trên đồi cao, ngắm nhìn cõi u tịch dưới kia.

Chợt, tôi như rơi vào ảo ảnh: có ai mặc áo lụa mềm, thấp thoáng trong bao la lau đang dần tím. Tôi chạy như trôi xuống lũng, đuổi theo người con gái đang hát với thinh không… Nhưng, hỡi ơi: đó chỉ là một cảnh quay để làm phim ca nhạc, tiếng hát cao thoát từ máy, lau ngăn ngắt tím từ đèn…

Tôi về lại lưng đồi, buồn trông cảnh thực đang hóa thành ảo trong tay, mắt người…

Bùi Phương Mai
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 392)

Ăn cá – Nghi Huyền

Ăn cá

Hai con cá chiên béo ụ choán gần hết cái dĩa.

Cô em dâu ngồi tỉ mẩn gỡ từng cái xương cho con trai.

– Ôi trời! 17 -18 tuổi, cao hơn mẹ cái đầu rồi mà còn vậy sao!?

– Chứ mẹ mua cá gì ốm nhách sao con ăn!

Cậu em tôi thở dài

– Chỉ tại mẹ nó thôi! Nhớ ngày xưa tụi mình…

Ừ! Ngày xưa hôm nào mẹ cũng mua được chén tép mòng hay mớ cá lòng tong là bữa cơm của mấy mẹ con rôm rả hẳn lên!

Nghi Huyền
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 480)

Ba – Ngọc Chi

Ba

Tôi háo hức đi xem điểm thi tốt nghiệp. Ba tôi ra giải: nếu đậu thủ khoa thì sẽ thưởng cho mười ngàn. Tôi chỉ ước đậu thủ khoa chứ không ước được mười ngàn của ba vì tôi biết ba nghèo.
Hai tháng sau ba tôi mất… Trong lúc sắp xếp đồ đạc cảu ba để liệm, tôi bắt được một phong bì ghi tên tôi. Bên trong là một xấp các tờ một ngàn, năm trăm và hai trăm đồng cùng một miếng giấy nhỏ: “Thông cảm xài đỡ tiền lẻ nghe thủ khoa!”.

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 384)

Ba – Quý Nhi

Ba

Truyện ba được in trong một tuyển tập. Nhưng ba không được lãnh nhuận bút cũng chẳng có sách biếu. Lãnh học bỗng, nó dành hơn một nửa để mua sách tặng ba.

Vừa thấy bộ sách, mặt ba thoáng vui nhưng lại buồn ngay: “Nhà mình năm nay kẹt lắm, con mua làm gì. Cất đi, mẹ con thấy là có chuyện đó”.

Buồn quá, nó lẳng lặng cất sách vào tủ. Nửa đêm tỉnh giấc thấy đèn sáng ở nhà ngoài., nó đi ra. Ba đang ngồi lật giở từng trang sách.Tayba run run.

Quý Nhi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 330)

Ba dòng (Nguyễn Đắc Chiến) – Truyện ngắn 100 chữ.

Làm việc trong một cơ sở từ thiện, thỉnh thoảng anh phải nhận xét những đứa trẻ sắp chuyển ra Lưu xá. Phần nhận xét luôn chừa một chỗ dành ghi “lý lịch” đứa trẻ. Đúng ba dòng. Bao giờ những dòng này cũng là những dòng buồn đau của kiếp người.

Ba dòng là quá dài để nhắc lại một nỗi đau.

Nguyễn Đắc Chiến
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 400)

Ba mẩu truyện – Ngô Quang Trung

Ba mẩu truyện

Nhà nghèo, em nó phải lên phố giúp việc cho người bà con xa. Biết anh mê truyện ngắn, em tìm đâu ít sách báo cũ gởi về. Nó ở nhà, ngoài việc đồng áng ra tối đến nó cũng tập tành viết lách.
Bài đầu, khi viết về mẹ nó, cha nó đọc được, nó thấy ông cảm đông lắm!
Bài thứ hai mẹ nó bảo hay – sao giống cha mày đến thế!
Truyện ngắn thứ ba được báo đăng – nó viết cho em. Tiền nhuận bút nó mua tặng ba, mẹ mỗi người một món quà. Riêng em, nó không dám gởi gì và chỉ sợ em đọc được bài báo đó?!…

Ngô Quang Trung
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 475)

Ba ngã – Nghi

Ba ngã

Ba là người thành đạt nhất trong gia đình, ba luôn có những quyết định sáng suốt và dứt khoát. Ngoài vợ và hai con, ba còn là chỗ dựa của chú, bác và các cô, ba là tấm gương cho con cháu.

Đối với em, ba là núi để em núp bóng, ba là biển để em vùng vẫy trong yêu thương, ba còn là sắt thép để em biết run sợ, vâng lời. Vậy mà, hôm qua ba đã quị ngã! Em phải nâng, dìu ba đi sau quan tài của anh!

Nghi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 325)

Ba tôi – Mẫn Hà Anh

Ba tôi
Ngày má tôi còn sống. Ba tôi, ông cứ cằn nhằn: Bà hút thuốc nhiều quá, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Má tôi tức, ngồi riêng một góc đốt thuốc, im lặng.
Nay Má tôi mất, ra thăm mộ, tôi quên thuốc lá. Ba tôi gắt, bắt phóng xe mua bằng được. Nhìn làn khói thuốc lặng lẽ, nhẹ tay lên từng điếu thuốc cắm trên bát nhang, ông khấn: Tội cho Bà. Lúc sống, tôi ngăn cản, ì xèo, bây giờ Bà mất rồi. Tôi “thắp” cúng Bà cả bao. Tôi thương… mong Bà nhận cho.

Mẫn Hà Anh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 501)

Ba và cây mai – Nguyễn Tấn On

Ba và cây mai

Má tôi qua đời khi cây mai vàng từ Quảng Ngãi đưa vào trồng ở Lâm Hà gần 10 tuổi. Lúc má tôi còn sống, đến tháng chạp ba má tôi cùng nhau trẩy lá để hoa trổ kịp mùa. Từ khi má tôi không còn nữa, ba tôi như cội mai già mơ về cổ xứ. Tháng chạp tôi về cùng ba trẩy lá, khúc ca xuân đám trẻ hát bồi hồi.

Nguyễn Tấn On
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 409)

Bà (Minh Tân) – Truyện ngắn 100 chữ.

Ngày còn là nhân viên bình thường, dẫu xa nhưng bố vẫn thường xuyên về quê thăm bà. Ít nhất mỗi tháng một lần. Nay nghe bố được làm lãnh đạo một công ty, bà vui lắm nhưng suốt cả năm rồi, vẫn chưa thấy bố về với bà. Bà lại buồn, sức khỏe yếu dần đi.

Một hôm, nghe có người làng bảo nhìn thấy bố được phỏng vấn trên Truyền hình. Kể từ đó, lúc nào bà cũng mở ti-vi và thường xuyên ngồi bên để chăm chú xem. Bà mong được gặp bố.

Minh Tân
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 424)

Bà nội – Trần Vương Thuyên

Bà nội
(Nén tâm thư kính viếng hương hồn bà yêu quý)

Cha bệnh nặng, hôn mê… Bà suốt đêm không ngủ. Hai tháng sau, cha hồi phục dần. Bà bảo: “Nhờ phúc đức ông bà”.

Mấy Tết qua… Mắt lòa, chân yếu, da nhăn thêm, nhưng bà vẫn nhắc tên con, cháu, chắt, chít, không sót ai. Mùng Một Tết, bà kêu cháu bế ra phòng khách, sum vầy cùng gia đình. Nhìn bà rạng rỡ, cả nhà vui. Tết xong, bà cảm nhẹ, hỏi hôm nay ngày mấy, đắp chăn nghỉ ngơi, rồi bất ngờ đi xa mãi. Cả nhà ngỡ ngàng trong suối nước mắt…

Nhìn cháu sụt sùi rắc hoa lên quan tài bà, cha nghẹn ngào: “Cả đời, bà chỉ muốn để lại phúc đức cho cả nhà!”.

Trần Vương Thuyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 453)

Bà và cháu – Hoàng Thị Khuyên

Bà và cháu

Rảnh việc, bà tranh thủ đến thăm cháu ngoại. Cả ngày bé quấn quít bên bà. Mới 4 tuổi nhưng bé đã có mọi thứ. Bà mừng cho cháu ngoại được đầy đủ, nhưng lại thương cháu nội thiếu thốn đủ bề…

Đang nhớ quê, bà bỗng giật mình:

– Bà ơi! Cháu muốn uống sữa.

Cầm vỏ hộp sữa thấy vẫn còn, bỏ thì phí nên bà cố uống cho hết.

Con bé tròn mắt nhìn ba ngây thơ:

– Cháu uống hết rồi, còn đâu mà bà uống?

Bà ngượng ngùng: “Vẫn còn một chút, cháu ạ!”.

Hoàng Thị Khuyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 515)

Bà và cháu – Huyền Xuân

Bà và cháu

Cháu ở thành phố về quê thăm bà. Bà sai mần thịt ngay con vịt xiêm đang đẻ. Ăn cơm, bà gắp thịt cho cháu, cháu lại đặt vào chén bà. “Cháu chỉ thèm rau thôi”. Ai cũng cười.

Mấy năm sau cháu về, bà không còn nữa. Dì khóc: “Khi bà còn sống vẫn nhắc, thương cháu còn nhỏ mà hiếu thảo, nói thèm rau nhường thịt lại cho bà”. Cháu cúi mặt, bà đâu hiểu cháu không ăn vì quá ngán chứ nào biết nghĩ thương bà mà để dành đâu, bà ơi!

Huyền Xuân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 452)

Bà và cháu – Ngọc Diễm

Bà và cháu

Bà từ quê lên mang theo biết bao bánh trái dân dã cho đứa cháu nội, con bé thích thú vì lần đầu tiên được thưởng thức. Con dâu về mặt mày cau có bảo bà sao lại cho con bé ăn đồ không hợp vệ sinh. Con dâu đi làm, đứa cháu cứ lẽo đẽo theo bà hỏi mãi: “Bà ơi! Sao mẹ cháu lại không cho cháu ăn hở bà”.

Ngọc Diễm
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 516)

Bài học đầu tiên – Nguyễn Thị Hoa Niên

Sáu tuổi, tôi theo bố trên đường. Trên bờ đê nhầy nhụa, trơn ướt, bước chân bố hằn lên mạnh mẽ, vững chãi. Tôi gắng sức sải chân dẫm vào, nghĩ: “Mình sẽ không trượt ngã”. Bố mỉm cười, nhìn tôi trìu mến: “Con hãy đi với chính bước chân của mình. Đừng đi trên dấu chân có sẵn”. Tôi nhìn bố lắc đầu không hiểu.

Lớn lên. Vào đời. Tôi khao khát khẳng định mình, nhưng lại tự đánh mất chính mình. Thất bạ, tôi gục khóc. Nhớ lời bố xưa. Hiểu ra, nhưng bố không còn nữa.

Nguyễn Thị Hoa Niên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 334)

Bài đăng – Nguyễn Thái Sơn

Đứa con gái học lớp ba tíu tít khoe: “Ba ơi, bài con được đăng báo của lớp!”. Tôi vừa ghi ghi chép chép, vừa gật gù qua quýt: “À…!”. một chốc, con lại đến bên tôi: “Hồi còn đi học, ba có bài đăng không ba?”. Tôi quát:”Lấy bài học đi, không được quấy rầy ba, con thấy ba đang… “. Con lảng đi.

Nhìn con tiu nghỉu, tôi chợt nhớ những mùa bích báo thời áo trắng… Mãi lớp mười tôi mới được có bài đăng trên báo lớp – đâu “hay” như con bây giờ – ; lúc ấy, tôi cũng vui mừng khôn xiết, muốn “loa” cho cả thế giới biết, đừng nói gì chỉ một mình “ông ba”.

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 484)

Bánh gai của mẹ (Ngọc Vân) – Truyện ngắn 100 chữ.

Mẹ, lặn lội từ quê lên phố thăm thằng Út trọ học. Giỏ bánh gai theo mẹ khệ nệ đường xa để con “ăn cho đỡ nhớ quê”. Con mừng qua quýt, chau mày thật khẽ. Mẹ đâu biết giờ con thích cà phê, thuốc lá hơn.

Mẹ về. Giỏ bánh vẫn buồn thiu nằm trong góc nhà. Sực nhớ, con quơ vội mang qua phòng thằng bạn đồng hương: “Ăn lấy thảo mày!”. Thằng bạn cảm động, rơm rớm: “Hồi mẹ tau còn sống cũng hay làm thức quà này cho tau…Mày sướng thật!”

Con, chợt bàng hoàng…Ngày xưa, ai đã từng ước suốt đời được ăn bánh gai của mẹ?

Ngọc Vân

Bánh kem cháy – Quân Thiên Kim.

Sinh nhật bạn, không được mời, em buồn xo. Hôm sau tan học về, manh áo cũ sờn của em rách toạc, mặt rướm máu. Chị hỏi, em òa khóc nói bạn bè chọc em nghèo không có quà, không được ăn bánh kem. Xã nghèo, mấy ai được ăn bánh kem.

Chị nghỉ học lên thị trấn. Sinh nhật em, chị mang về một cái bánh nhỏ xíu có một bông hồng. “Của chị làm đấy, chị học làm bánh kem”. Em ăn ngon lành. Mắt chị ngấn lệ. Cái bánh cháy chủ bỏ, chị đã lén bắt bông hồng tặng em.

Quân Thiên Kim
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 423)

Bánh tét – Nguyễn Minh Hiếu

Bánh tét

Tết. Thấy nhà bên gói bánh tét, mấy chị em đòi, mẹ bảo: “Năm sau nhà mình khá hơn… mẹ sẽ gói”.

Hơn mười lần Tết đến. Mẹ lại phải lặp lại điệp khúc “… năm sau”.

Nhiều năm sau. Anh thành đạt. Tết, mẹ bảo anh mua nếp về cho mẹ gói bánh. Anh nói: “Thôi, để con mua về cúng… “ Anh sợ mẹ cực, già rồi… Mà còn ai thèm bánh nữa đâu. Ba mất, hai chị đều có chồng xa…

Nguyễn Minh Hiếu
(nguồn: Kiến thức ngày số 519)

Bát cháo 5000, 500 – Nguyễn Thị Minh Hiền

Cô Út về thăm bà nội. Bà đã già, già lắm. Tới bữa cơm, bà nuốt không vô.

Ba nói:
– Mẹ không ăn được cơm, để con mua cho mẹ bát cháo 500 đồng.

Cô Út có vẻ trách ba:
– Bát cháo có 500 đồng thì mẹ ăn thế nào được?

Rồi cô đi mua cháo.

Bà hỏi giá tiền,

– Thưa mẹ, 5.000.

Bà không chịu ăn:
– 5.000 đồng một bát cháo! Mẹ ăn hết lộc con cháu à! Mẹ chỉ ăn cháo 500 thôi.

Cô Út chợt hiểu bát cháo 500!

Nguyễn Thị Minh Hiền
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 498)

Bão (Nga Miên) – Truyện ngắn 100 chữ

Sống ở miền đất biển, công việc của anh cũng gắn liền với tàu, sóng, khơi xa… Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày rồi lại ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Đài, tivi báo bão, đêm chị ngủ chẳng yên, chị sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời mình…

Cuộc sống có khá hơn, anh không đi biển nữa mà chỉ kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn, nghe đâu…

Không phải bão, nhưng anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị…

Nga Miên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 417)

Bên bồi bên lở – Võ Thị Cẩm Hằng

Tôi có hai người bạn thân chí cốt, từ thuở còn đầu trần chân đất ở chốn quê nhà.

Lớn lên, dòng đời đưa đẩy, tôi trôi dạt về thành phố. Đông Mỹ sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Nó viết thư về kể nhiều, khóc nhiều. Nó không nguôi nhớ quê hương, bè bạn.

Riêng Mười thì vẫn còn ở dưới quê lam lũ, vất vả. Bao năm gặp lại, nó vẫn còn giữ nét tươi tắn, nói cười vồn vã như xưa.

Hai người bạn, bên bồi bên lở.

Võ Thị Cẩm Hằng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 519)

Bên sân – Nguyễn Thị Quyên

Một khung trời vàng rơm. Chút nắng cuối cùng hắt qua cửa. Nhà tôi – buổi chiều tà. Lũ trẻ chăn trâu chún tôi tụ tập lại, dàn trận đánh nhau. Nó ngôi co ro, run rẩy tội nghiệp. Căn bệnh tim của nó đã tước mất cái quyền làm con trẻ như những đứa trẻ cùng xóm chúng tôi dù chỉ trong một trấn đánh giả. Nhà nó nghèo lắm, nhưng nó ngoan, nó luôn bảo với tôi về lời dặn của mẹ nó: “Khi nào mẹ có tiền để chữa bệnh, rồi con hãy chơi cùng chúng nó.”

Chiều vàng, nắng sắp tắt. Không còn nó ngồi xem chúng tôi dàn trận nữa. Mẹ nó thẫn thờ ngồi bên bát nhang. Tôi cay sống múi, thế là bên sân nhà tôi không còn một đứa trẻ chăm chú nhìn chúng tôi thèm thuồng.

Nguyễn Thị Quyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 480)

Bóng nắng, bóng râm – Nguyễn Thiên Ý

Bóng nắng, bóng râm

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con.

Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
– Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.

Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vôi?

Trời vẫn nắng, vẫn râm…

… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

Nguyễn Thiên Ý
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 407)

Bông điên điển (Nguyễn San) – Truyện ngắn 100 chữ.

Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển. Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.

Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.

Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.

Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.

Nguyễn San
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 408)

Bù – Lương Trọng Tuất

Anh dị tật đôi chân do sốt bại liệt từ nhỏ. Hồi ấy, có người trêu anh xấu trai sẽ ế vợ. Mẹ anh bênh con: “Xấu thì bù, nếu ai không gả đào mả hắn lên”…

Lớn lên, anh ngỏ lời yêu một cô gái, cô ta từ chối. Anh buồn. Một phần vì bị từ chối, nhưng buồn hơn vì mẹ không còn để bênh vực anh như hồi còn nhỏ.

Lương Trọng Tuất
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 457)

Bản lĩnh (Chi Chi) – Truyện ngắn 100 chữ

Chị về thăm quê. Bà dì ruột khóc trên vai chị. Cô em họ suy sụp vì chuyện duyên nợ không thành.

– Sao nó có thể yếu đuối như thế? Cuộc đời còn bao nhiêu thứ để sống chứ đâu có mỗi chuyện ấy…
– Phải chi nó được học hành tử tế như con thì may ra nó còn nghĩ được như vậy, đằng này…

Chị chợt thấy xấu hổ. Hình như câu nói vừa rồi chị không dành cho cô em họ…

Chi Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 419)

Bếp quê – Nguyễn Tấn On

Thuở ở quê, đi học về thấy khói đùn trên từng nóc nhà xóm nhỏ.

Mẹ ngồi thổi lửa, đưa tay vần hủ dưa chua vào góc bếp, khói bay làm cay đôi mắt. Hỏi mẹ, mẹ nói để dành mưa dông chớp bể.

Cha gánh rạ ngoài đồng về chất thành cây. Hỏi cha, cha bảo: Để dành nhóm lửa cho ấm trời mùa đông. Mẹ qua đời, cha không còn, tôi lấy vợ, lên phố.

Mỗi khi mùa mưa dông về, tôi vẫn còn nghe mũi minh cay cay mùi khói bếp rơm đồng.

Nguyễn Tấn On
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 442)

Bố là mẹ – Hữu Thành.

Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…”.

Tôi nói với các em: “Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”
Có tiếng khóc ở goc lớp. Tôi đến cạnh em, hỏi:

–          Sao con khóc?

–          Con nhớ mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng

–          Mẹ đâu?

Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông da đen sạm đang đứng trước cổng.

Hữu Thành
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 379)

Bốn năm – Nguyễn Vĩnh Nguyên

Bốn năm

Năm nhất đại học, tôi năng viết thư về nhà. Thư nào chữ cũng đẹp và dài. Nhất là thư xin “viện trợ”.
Năm hai, những lá thư thưa dần và ngắn lại. Tôi đã tập kiếm sống bằng đồng nhuận bút kha khá mỗi tháng…
Năm ba, mẹ bảo dạo này chữ tôi xấu, lại kiệm lời, đọc không ai hiểu chi cả. Nhưng các tòa soạn báo lại khen chữ tôi rõ, đẹp hơn cả đánh máy.
Năm tư, mỗi chủ nhật, tôi nhấc máy gọi về nhà một lần. Giọng ba tôi đầu dây run run: “Cả nhà chỉ mong tới chủ nhật, rứa mà chỉ được mỗi cái ống nghe…”

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 384)

Bồi (Nguyễn Duy) – Truyện ngắn 100 chữ.

Ra trường. Thất nghiệp. Quẩn. Nó xin làm bồi cho một quán nghệ sĩ.

Muốn tạo cho quán một phong cách khác hẳn, ông chủ quy định phải gọi người thân và bạn bè của ông bằng “cậu”, “mợ”.

Ngày kia, ông dẫn về mấy người bạn, gọi nó lấy nước mời khách. Tay rót nước, miệng cười xã giao, nó nhanh nhẹn:
– Mời cậu, mời mợ… ! Chợt có tiếng gọi “T”.

Nó cố nhìn dưới ánh đèn mờ. Thì ra cô bạn cùng khóa.
Nó khựng người, chua chát. Cũng là cử nhân cả, mà sao… !

Nguyễn Duy
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 402)

Bức thư không có thư – Nguyễn Doãn Sơn

Năm 1971, chiến tranh ác liệt. Tôi thành một binh nhì, khi chưa tròn 17 tuổi.

Mồng 3 tết, trực ban báo có khách. Thật sững sờ, khi thấy bố. Lặn lội hơn 100km, ăn xong bữa cơm chiều với con, ông lại tất tả ra ga cho kịp chuyến tàu đêm.

Sau tết, tôi nhận được một bức thư không có thư. Gửi từ ga Yên Viên. Có 2 đồng rưỡi và vài dòng viết vội trong bì. Đó là tiền lì xì cho tôi sau khi mua vé tàu về cơ quan của bố.

Nguyễn Doãn Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 412)

Bức tranh – Tăng Khắc Hiển

Bức tranh

Đêm. Dưới trời sương. Hai mẹ con nhìn trăng tròn treo trên những ngọn dừa và mái ngói ngủ yên. Người mẹ mơ có mái ấm. Đứa con ước với được vầng trăng.

Mười năm.

Đứa con đã chạm tới đỉnh cao và nghĩ về tổ ấm

Người mẹ một mình nhìn trăng qua lỗ hổng mái nhà. Vầng trăng khuyết đi một nửa…

Tăng Khắc Hiển
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 379)

Bữa cơm trưa – Nguyễn Thị Nga

Bữa cơm trưa

Hôm nay, khi đang ăn trưa ở một quán bình dân, tôi thấy một bác bán đồng hồ treo tường dạo, khoảng gần sáu mươi tuổi cũng ghé vào. Nhưng bác ấy chỉ gọi một ly trà đá, rồi lấy ra một bịch bốn năm củ khoai lang nhỏ ngồi ăn. Nhìn vẻ mặt khắc khổ và mệt nhọc của bác tôi thấy nao lòng.

Bất giác, tôi nghĩ đến ba tôi nay cũng đã gần sáu mươi. Vẫn với túi đồ nghề thợ hồ, ba lặn lội khắp nơi, chắt mót từng đồng gửi về cho tôi ăn học. Đã bao giờ tôi chợt hỏi đến bữa cơm trưa của ba…

Nguyễn Thị Nga
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 408)

Biển và những giấc mơ – Nguyễn Hữu Tình

Biển và những giấc mơ

Bố và con dạo biển. Bố chỉ tay về phía chân trời:
“Con còn trẻ, hãy như  sóng miệt mài… Bố già rồi, sẽ làm bờ cát cho con…”
Mắt bố dõi nhìn mặt biển xa xăm và gieo vào lòng con một giấc mơ.

Thời gian theo chân sóng. Con học giỏi. Lòng bố vui và một ước mơ…

Ngày giỗ mẹ, bố đau nặng. Con nhận tin thi trượt. Sợ người thêm đau, con nói dối.

Một tháng sau, bố khỏe lại với nụ cười rạng rỡ.

Con lại xa nhà…
Giấc mơ vẫn còn dang dở!

Nguyễn Hữu Tình
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 650)

___________________

Canh chua điên điển (Võ Thành An) – Truyện ngắn 100 chữ.

Mùa nước nổi cũng vào mùa bông điên điển. Chiều mẹ bảo ăn canh chua điên điển là chị cùng tôi bơi xuồng ra đồng hái bông. Vui lắm. Chị lấy chồng xa, phần tôi thi thoảng về thăm mẹ, mùa nước nổi cũng được mẹ nấu cho ăn canh chua điên điển, nhưng bông mua ở chợ. Nồi canh bây giờ không phải mẹ nấu không ngon nhưng ăn thấy thiếu thiếu…

Thiếu sự đầm ấm của những lần cùng chị bơi xuồng đi hái bông về để mẹ nấu canh chua cả nhà ăn cùng.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 407)

Cà phê một mình – Hà Thu

Tôi hay đến quán nhỏ này ngồi nghe nhạc và đọc sách với ly cà phê thật ít đường.

Hương vị cà phê, tiếng dương cầm của Paul Moriat và trang sách “Bông hồng vàng” của Paustovski lắng lại trong tôi dư vị ngọt ngào của tình yêu và hạnh phúc!

Nhưng em lại phá vỡ không gian riêng tư của tôi bằng những vần thơ mềm mại đến noa lòng… Để rồi khi em ngập ngừng từ chối không dám cùng tôi uống ly cà phê không đường của cuộc sống, tôi mới chợt nhận ra vị đắng ly cà phê một mình!

Hà Thu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 515)

Cái bóng – Hải Âu

Ông luôn phàn nàn về cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn mà gia đình dành cho mình. Ông chê bà ít học, chẳng tương xứng với sự lịch lãm của ông. Mọi việc ông thường tự quyết, chẳng coi bà vào đâu. Bà tồn tại bên ông như cái bóng lặng lẽ trong cuộc sống chung có nhiều thăng trầm.

Một ngày, bà nhẹ bỏ ông sau một cơn bạo bệnh. Ông ra ngẩn vào ngơ như thể đang kiếm tìm. Nhà thiếu bà, ông mới thấy rõ những khoảng trống. Ông nhận ra sự lịch lãm cũng chẳng tạo nên được một gia đình nếu thiếu đi sự hy sinh, chịu đựng âm thầm của bà.

Hải Âu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 417)

Cái mâm vuông – Huỳnh Vinh Phương.

Hồi xưa, nhà nghèo, một hôm ba mang về cái mâm vuông. Ba nói nhôm của công ty dư, thấy tiếc ba đem gò lại thành cái mâm hình vuông ngộ nghĩnh.

Bữa cơm gia đình không có nhiều thịt cá, nhưng cả nhà ngôi quây quần quanh cái mâm “đặc biệt”, nói cười vui vẻ.

Bây giờ, nhà đã khá hơn. Nhưng ba vắng nhà liên tục, bé Út đi học cả ngày. Bữa cơm, chỉ mình mẹ ngồi lặng lẽ nhìn cái mâm vuông bị vứt sau nhà.

Huỳnh Vinh Phương
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Truyện ngắn 100 chữ vần C

Cây cau già – Tiên Minh

Cây cau trong vườn bằng tuổi mẹ tôi, khẳng khiu đến tội. những dây trầu quấn quanh thân giữ lại; nếu không, chắc nó ngã lâu rồi.

Nội kể, hồi đó cau rẻ rề, bỏ thì uổng, nên nội ăn trầu sớm lắm, rồi nghiện vị ngọt chát của quả cau nhà… Khách xem vườn để mua. Nội chỉ tiếc cây cau. Mẹ bảo: “Ngoài chợ thiếu gì”.

Nhớ hồi tôi còn nhỏ, có lần thiếu vở học, nội bán mấy buồng cau và nhịn gần hai tháng. Còn lần này, chắc nội bỏ ăn trầu luôn.

Tiên Minh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 405)

Cây của mẹ – Thông

Cây của mẹ

Khi còn sống, mẹ trồng một cây đu đủ trước hiên nhà. Nhà ở thành phố chỉ có một chút đất phía trước để trồng cây cảnh, anh thầm trách mẹ lẩn thẩn.

Ngày mẹ mất, cây đu đủ ra trái bói, anh hái một trái đặt lên bàn thờ. Trái đu đủ chín, mấy đứa nhỏ bổ ra ăn khen ngọt. Trên bàn thờ, đôi mắt mẹ như đang hấp háy cười hiền dịu trong làn hương khói. Cầm miếng đu đủ con đưa, anh quay đầu lén chùi nước mắt, trong lòng vẫn gọi thầm: Mẹ ơi!

Thông
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 520)

Cây hoàng lan – Nguyễn Chiến.

Anh chị yêu nhau từ hồi còn đi học. Họ cùng trồng cây hoàng lan bên góc vườn nhà anh với lời hứa khi nào cây trỗ hoa họ sẽ cưới nhau.

Cây hoàng lan trỗ hoa lần đầu thơm nức là lúc chị cùng gia đình sang nước ngoài. Thời gian rồi anh cũng lấy vợ…

Mấy đêm liền người ta thấy anh không ngủ, bần thần mãi dưới cây hoàng lan đang ôm một góc vườn toả hương dìu dịu.

Hôm sau, khoảng vườn của anh treo bảng “đất bán”. Khoảng vườn có cây hoàng lan!

Nguyễn Chiến
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

 Cây khế – Hoàng Lan

Cây khế

Em tôi theo chồng định cư ở nước ngoài. Cuộc mưu sinh vất vả khiến đã lâu em không về lại quê xưa. Hôm rồi, em thư về: “… Con gửi ít tiền để ba má nâng nền nhà chống lụt! Nhưng xin đừng chặt cây khế ngoài sân. Con đã kể chuyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” cho bọn trẻ nghe, và chúng rất muốn biết cây khế trông như thế nào…”. Xem thư, cả nhà vừa cảm đeoọng, vừa bối rối… Qua mấy mùa nước ngập, cây khế không chịu nổi đã chết năm rồi.

Chiều qua, ba tôi khệ nệ mang về một cây khế con. Hy vọng đến lúc các cháu về thì cây đã lớn.

Hoàng Lan
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 391)

Cây quạt – Lê Nguyễn Thục Quyên

Cây quạt

Ngày còn ở quê, cháu thích ngủ chung với Bà. Giường chật, nóng, nhưng có bàn tay và những câu chuyện cổ tích của Bà đem luồng gió mát vào giấc ngủ…
Bố mẹ đón Bà vào thành phố. Phòng rộng thênh thang, máy lạnh chạy rì rì, chẳng phải dùng đến quạt. Buồn, Gà gọi cháu cùng ngủ. Cháu nhăn mặt “Cháu không quen ngủ chung”.
Cây quạt của bà hóa ra thừa thải.

Lê Nguyễn Thục Quyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 428)

Cây trầu – N.V.H

Cây trầu

Nội thích ăn trầu lắm, nhà xa chợ, mẹ mua nhiều để nội ăn dành. Có nhiều hôm để lâu trầu héo, nội vẫn ăn. Ba thương lắm!

Ba đi xa, xin được nhánh trầu về trồng sau nhà. Ba chăm sóc hằng ngày. Những chồi non mọc lên, ba vui, nội cũng vui lắm.

Ngày nay trầu đã xanh um. Nội chưa được ăn. Nhưng nội đâu còn nữa.

Nhìn những lá trầu non xanh trên bàn thờ, ba nghèn nghẹn.

N.V.H
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 387)

Còn một chút hương – Lê Kim Thúy.

Thương nhau ở độ tuổi đôi mươi, xa nhau bởi gia đình và tự ái. Họ gặp nhau khi đã bạc mái đầu, nhưng cũng chỉ qua…giao lưu trực tuyến!

Bao lần ông xin gặp, bà cương quyết chối từ. Thương mẹ, lũ con động viên.

…Họ nhìn nhau lần đầu ở tuổi 80. Cảm xúc vẫn “phiêu linh” như thời tuổi trẻ.

Bà chợt cười hóm hỉnh: “Còn nói gì nữa? Bây giờ tui chỉ muốn nghe thôi…”

Hôm sau, bà có thêm…một chiếc radio.

Lê Kim Thúy
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Có bạn – Nguyễn San

Nhà ở nông thôn nhưng con cái đứa nào cũng công danh thành đạt. Đứa là bác sĩ, đứa là kỹ sư, thấp nhất cũng là cán bộ một ngành trên tỉnh. Chỉ có chàng Út an phận ruộng vườn, lo phụng dưỡng cha mẹ.

Ngày giỗ ông bà, xe cộ đậu kín sân. Chúng rôm rả ăn nhậu ở nhà trên. ba hãnh diện tới lui giới thiệu với bà con họ mạc. Tiệc giữa chừng chẳng thấy má đâu. Chúng nháo nhác đi tìm gặp má ở sau chái bếp. Nghe chúng cự nự, má cười móm mém: “Má ăn dưới này cho có bạn để vợ thằng Út nó buồn”.

Nguyễn San
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 426)

Cảm thông – Nguyễn Thị Kim Dung

Cảm thông

Chị buôn bán tảo tần để nuôi chồng ốm liệt giường và đàn con nhỏ dại. Nghe lời xúi bậy của kẻ xấu, chị vay vốn buôn bán lớn để rồi trắng tay. Chị trở lại buôn bán nhỏ. Cả gia đình người anh họ xa rất thích mua hàng của chị, kể cả dâu, rể.

Sau này, thỉnh thoảng chị nhờ con chở đi thăm họ. Một hôm, bất chợt chị thấy trong kho toàn bộ những vật dụng mà chị bán ngày xưa được chất đống ở một xó. Chị chợt nghĩ, thì ra ngày xưa, họ không cần những thứ ấy! Nước mắt chị ứa ra vì cảm động.

Nguyễn Thị Kim Dung
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 519)

Cảnh ngộ – Nguyên Vũ

Cảnh ngộ

Mới vào lớp đã có đứa thưa: – Bạn An mặc áo hở ngực. Lên bảng, thằng bé cứ cúi mặt lầm lì. Dưới lớp, tiếng một đứa khác: – Nhà nó nghèo lắm thấy ơi, má nó chết bỏ ba con nó “1 mình”. Cảm thấy nhói lòng, xưa cô cũng bỏ thấy đi – cô xây tổ ấm cùng 1 người giàu sang. Mỗi khi cắt tóc, khâu áo cho bé Huệ thầy phải loay hoay, chật vật cả ngày…

Nghẹn ngào nhìn An, thầy tiếng được tiếng mất:

– Thôi! Về chỗ đi con.

Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 438)

Cảnh ngộ – Phạm Thị Kim Anh.

Cảnh ngộ – Truyện ngắn 100 chữ.
– Chú ơi! Mua vé số cho con đi chú. Làm ơn mua cho con một vé đi chú.
– Đưa coi! – Tiếng người đàn ông.
– Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình.
Người đàn ông chọn hoa hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
Phạm Thị Kim Anh
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Cần thiết – T.T

Cần thiết

Ngày cô theo gia đình định cư ở nước ngoài, thầy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón thầy sang, nhưng thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.

Một lần điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi: “Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền”. Cười buồn, thầy ôn tồn đáp: “Anh chỉ cần em”.

T.T
(nguồn: Kiến thức ngày nay sô 402)

Con bé và thằng bé – Ngô Thị Kim Nguyên

Hai đứa thân nhau từ hồi cùng học phổ thông.

Mùa đông trước, vì những chuyện vặt vãnh thời sinh viên, hai đứa giận nhau. Không gặp gỡ, chẳng liên lạc. Tự  gặm nhấm nỗi buồn dẫu trong lòng vẫn biết thiếu bóng dáng một người.

Mùa đông này, con bé nhân được tin nhắn: “Dạo này trời bắt đầu lạnh. N nhớ mặc nhiều áo vào, kẻo cảm lạnh”.

Con bé chợt bật khóc. Nó nhớ thằng bé nhiều lắm.

Nó nhận ra mình thật cố chấp. Hình như  nó nợ ai đó một lời xin lỗi. Tối đó, nó có giấc mơ đẹp.

Ngô Thị Kim Nguyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 650 – trang 64)

Con gấu – Trương Quang Vũ

Con gấu

Con gấu trèo lên cây, gặp khúc gỗ to treo dọc giữa thân cây cản đường. Gấu gạt ra, khúc gỗ lúc lắc đụng nhẹ vào gấu. Gấu nổi cáu vì mỗi khi gấu đẩy khúc gỗ nó lại đập vào mình gấu. Gấu liền giáng cho khúc gỗ một đòn mạnh mẽ. Khúc gỗ văng xa trở về nện cho gấu rơi từ trên cây xuống đất. Ở dưới đó có những cái chông của người thợ săn đang chờ gấu. Con gấu chết vì sức lực và sự nóng giận của chính nó.

Trương Quang Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 489)

Con muốn – Thúy Bắc

Con muốn

Cu Tí, ngoài giờ học bán trú ở trường, buổi tối và Chủ nhật còn phải học thêm môn đàn, học vẽ, học tiếng Anh… Thằng Tèo nhà bên cạnh bố mất sớm, mẹ nó phải nuôi ba đứa nên Tèo phải nghỉ học. Hàng ngày mỗi khi nghe tiếng đàn của Tí, Tèo rón rén nép mình bên hàng rào dòm vô…

Nhìn thấy Tèo đứng đó, Tí mếu máo:
– Ba ơi, con muốn được như thằng Tèo!

Thúy Bắc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 353)

Cua rang muối – Đ.T

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên dòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
– Cua rang muối thật đó mẹ!
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
– Còn răng đâu mà ăn?!

Đ.T
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 422)

Cười – Huỳnh Ngọc Sao Ly

Cười…

Chị đẹp. Nét đẹp duyên dáng và nhí nhảnh. Nói. Cười. Bao người thầm thương…
Nhưng rồi… Tôi sững sờ khi nghe tin chị lấy chồng. Lấy chồng? Ở độ tuổi tròn trăng? Thật chị sao… Lúc nào? Sổ gọi tên ở lớp đánh dấu chị nghỉ phép 6 ngày. Lý do: Ốm. Chẳng lẽ…
Hai năm sau, tôi gặp chị, vẫn thế… Đẹp và nhí nhảnh. Nhìn chị, tôi biết chị hạnh phúc. Gương mặt rạng rỡ và đứa trẻ sắp chào đời. Chị sắp làm mẹ.
Tôi lại sững sờ. Không biết mình nên buồn… hay nên vui…

Huỳnh Ngọc Sao Ly
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 476)

Cưng – Võ Thành An

Cưng

Từ nhỏ cho đến lớn, chị cứ hay gọi em trai là cưng.
Bận bịu suốt, chị em ở xa ít có dịp gần nhau. Bẵng một thời gian, lần gặp, chị tóc muối tiêu, em trai thì không còn trẻ nữa. Níu tay chị hỏi: “Dạo này cưng khỏe không? Có nhà chưa…?”.
Mừng mừng, tủi tủi. Cứ nghĩ chị quên rồi tiếng cưng xưa.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 475)

Cha tôi – Nguyễn Hỷ

Cha tôi

Thằng Cu Út, con tôi bướng bỉnh và nghịch ngợm. Nó được ông nội rất cừng và nuông chiều. Tôi thường nhắc với vợ: “Không nên đánh nó trước mặt ông”.
Một hôm ông tâm sự với vợ chồng tôi:
“Mấy con phải đánh cho nó sợ, kẻo sau này nó hư đấy”.
Chiều hôm sau, nó lại nghịch, vợ tôi quất cho nó một trận. Ông chẳng nói một lời bỏ đi ngủ sớm. Hình như ông giận.

Nguyễn Hỷ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 441)

Cha và con – Nguyễn Mạnh Bích Ngọc

Cha & Con

Hắn hục hặc với cha từ thuở nhỏ. Ông từ bỏ hắn từ khi hắn bắt đầu nghiện ngập, thề không bao giờ thèm đoái hoài đến hắn nữa. Trong những lần tù tội, chỏ có mẹ hắn lụi đụi đi thăm. Lần trốn trại vừa rồi, hắn càng thêm căm thù cha khi mẹ đang nuôi giấu hắn thì ông ta đi tố cáo công an để hắn bị bắt lại.

Có đợt thăm nuôi, người ta gọi tên hắn. Bàng hoàng, hắn nhận ra người đến thăm là cha hắn, một người đàn ông có gương mặt khắc khổ và tóc lốm đốm nhiều sợi bạc. Cha hắn nói: “Mẹ mày đau, tao đi thế đây. Gắng cải tạo tốt để về sớm nhé… “

Nguyễn Mạnh Bích Ngọc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 334)

Chèng ơi! – Võ Thành An

Chèng ơi!

Cháu học ở thành phố, lần về thăm quê đem theo cả cô người yêu cùng về. Ngoại mừng ra mặt, lo lắng từ chỗ ngủ, bữa ăn sao cho đứa cháu thật sự vui lòng.

Ở quê câu chữ khó diễn đạt, một tiếng ngoại cũng chèng ơi, hai tiếng cũng chèng ơi… Đứa cháu tỏ vẻ không bằng lòng, kéo ngoại ra hè bảo ngoại đừng nói câu ấy nữa, nghe… quê lắm. Ngoại cười hiu hắt và từ đó ngoại ít nói hơn. Nhớ thuở nhỏ mỗi khi cháu ngã té đau, biếng ăn một chút là ngoại kêu lên hai tiếng: Chèng ơi!

Kêu riết thành quen.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 452)

Chìm và nổi… – Lan Hài

Tiếng chim líu lo lay tôi dậy một cách dịu dàng. Vườn nhà bác hưu trí bên cạnh có hai cô chích chòe, một chú họa mi và một chàng khứu… nhưng cũng đủ để tạo nên một dàn hợp xướng tuyệt vời… Tiếng chim như những nốt nhạc, nổi lên trên nền ban mai tĩnh lặng mượt mà…

Chả bù những hôm phường phát loa truyền thanh. Tiếng loa chát chúa, đánh thức mọi người dậy một cách sỗ sàng… Những hôm ấy, chim vẫn hót, nhưng tiếng hót của chim chìm nghỉm giữa rừng âm thanh the thé vô hồn…

Lan Hài
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 412)

Chị – Hán Hùng Đạt

Chị

Mẹ than: “Mày không thương tao. Đi đi, về về bày năm rồi. Ít gì?”

Chị cúi đầu, tay vẫn bóp nhẹ nhẹ đôi chân gầy guộc của Mẹ…

Bảy năm đi làm cô giáo ở cái xứ nghèo xơ xác, chị không nỡ bỏ. Tiền thù lao chị đem mua sách vở, bút mực cho lũ trẻ. Mấy đứa trẻ đen đủi đất bùn. Có lần chị mượn tiền Mẹ lo đám tang cho một đứa học trò xấu số bị lún bùn khi đang mò cua ngoài đồng. Chị khóc cả tuần…

Anh lo cho chị chỗ làm ở Sài Gòn. Chị lắc đầu: “Em không nỡ… “. Bảy năm. Anh chờ chị một cái gật đầu. “Không nỡ… “ hoài sao?

Hán Hùng Đạt
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 392)

Chị em sinh đôi – Phong Nga

Chị em sinh đôi

Em ngông nghênh như một đứa con trai, cứng đầu bướng bỉnh khó có ai chịu nổi. Thế mà em lại yếu mềm mỗi khi nghĩ đến anh. Lần đầu gặp, ánh mắt, nụ cười, cả cái dáng cao gầy ấy đã theo em vào giấc mơ.

Nhưng người anh chọn lại là  chị, tóc dài như suối và ngoan hiền như một con nai tơ.

Ngày mai cưới chị, sem sẽ là phụ dâu. Hai chị em giống nhau như hai giọt nước, món đồ gì cũng đều chia đôi cho cả em và chị, thế sao vị trí hạnh phúc nhất trong ngày trọng đại ấy lại chỉ riêng cho mình chị, sao không phải là em?

Phong Nga
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 407)

Chị Hà (Lê Kim Thúy) – Truyện ngắn 100 chữ.

Chị rất thích những bông hoa ngày 11 tháng 4. Mỗi lần vừa nhận được hoa, chị hôn mẹ và đặt vào tay bà: “Người ta bận tâm nhiều cho ngày sinh nhật mà quên đi, dù chỉ một bông hoa dành tặng mẹ mình. Tụi nhỏ vừa tặng hoa cho má nó, còn con thì tặng lại cho má của con…”.

… Chị vẫn nhận được mỗi năm, những bông hoa xinh đẹp của con mình. Có điều, những bông hoa không còn vui vẻ mà bình hoa đã lặng lẽ trước bình hương. Sinh nhật đã đổi ngày!

Lê Kim Thúy
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 430)

Chị lấy chồng (Nguyễn Vĩnh Nguyên) – Truyện ngắn 100 chữ

Chị bảo chị sắp lấy chồng. Em sửng sốt: “Em không tin!”. “Nhóc nghĩ chị “ế” vậy sao?”. “Nhưng… “.

Tháng tám, chị lấy chồng thật. Cầm thiệp cưới trong tay, tôi hơi choáng. Phone sang, chị bảo:
– Nhóc bảo chị làm sao, con gái có thời…
– Nhưng chị không yêu…
…Chị lặng im. Cúp máy.

Ngày cưới, chị khóc nhiều. Còn tôi say khướt vì nỗi buồn phải xa chị. Chỉ có chú rể Việt kiều là người vui vẻ. Bởi, mới về quê vài tuần đã lấy được cô vợ trẻ, đẹp – và nhỏ hơn mình đến hơn hai giáp.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 420)

Chị và em – Kim Ngân

Chị & Em

Em đậu đại học. Một cuộc sống mới bắt đầu ở thành thị. Chị tiếp tục quãng đời “Buôn quang bán gánh”

Mỗi lần về quê thăm, chị luôn trầm trồ khen em ngày một “trắng da dài tóc”. Còn em xót xa nhìn chị gầy và đen hơn, Nhưng sao nụ cười của chị vẫn hồn nhiên, rạng rỡ… Khi đi, chị dúi vào tay em mỗi lần một nhiều hơn. Em bâng khuâng, nước mắt lưng tròng…

Cuộc sống mới lại cuốn em vào vòng xoáy. Em có những niềm vui mới, những cuộc chơi mới. Nỗi bâng khuâng thoáng chốc vụt tan ra…

Kim Ngân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 353)

Chờ – Lê Nguyễn Thục Quyên

Chờ

Ngày nhận học bổng du học nước ngoài, anh nắm tay cô “Em chờ anh về nhé… “ thay cho lời tỏ tình. Cô ngoan ngoãn gật đầu.

Năm năm trôi qua, bạn bè cùng khóa lập gia đình gần hết, những lá thư của anh ngày càng thưa dần…

Anh về nước, dắt theo một cô gái xuân sắc, trẻ trung. Gặp cô, anh vồn vã “Em vẫn chưa lấy chồng à? Sao kén thế… “.

Lê Nguyễn Thục Quyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 438)

Chữ Phúc – Huỳnh Thanh Vân

Chữ Phúc

Ngọc là cháu nuôi, nghịch phá từ nhỏ, ưa gây hấn, đánh lộn với bạn bè và trẻ con hàng xóm. Ngọc làm phiền cả nhà, cả lớp. Bà và cô kiên nhẫn dạy Ngọc điều tốt.
học xong lớp 12, Ngọc bỏ nhà đi “bụi”. Ngày Ngọc đi, cô thấy trên bàn viết của mình có chữ PHÚC mạ nhủ vàng; Ngọc nắn nót cắt từ tờ bìa của bloc lịch dán trên lớp, như quà tặng, rất đẹp.
Từ ấy, mỗi ngày, ngồi vào bàn trước khi soạn bài cô đều tĩnh tâm cầu chúc cho Ngọc được PHÚC trong cuộc đời.

Huỳnh Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 493)

Chia tay – Nguyên Khang

Một năm trước hai đứa nói chia tay. Miệng thì nói thế mà nhất cử nhất động gì của nhau cũng biết. Có khi điện thoại reo lên: “Alô, em ơi! Anh xỉn quá!” Hay như chuyện bất ngờ: “Ạnh ơi! Xe em mất tiêu rồi!”

Rồi một ngày điện thoại cũng reo lên: “Em ơi! Anh có người khác rồi. Cô ấy tội nhgieepj lắm!”. Em như người bước hụt chân. Như mất đi một phần cơ thể. Sáu năm trời bên nhau, vui buồn lẫn lộn. Sáu năm có anh. Những tháng ngày tới em biết gọi ai?

Nguyên Khang
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 442)

Chiếc giường (10 Tạ) – Truyện ngắn 100 chữ

Nhà không lấy gì làm khá giả. Hai chị em phải ngủ chung một gường. Năm tháng trôi dần, chiếc giường như càng nhỏ lại. Đêm hè, nóng nực em trăn trở, khó ngủ. Em ao ước được như nhà nhỏ H, nhỏ D. Gia đình tụi nó giàu, đứa nào cũng có phòng riêng. Giường rộng, nằm giang hai tay cũng không hết.

Rồi chị lên xe hoa về nhà chồng. Đêm đầu tiên em ngủ một mình. Chiếc giường bây giờ rộng, thoải mái. Nhưng em vẫn trằn trọc khó ngủ…

10 TẠ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 419)

Chiều xưa – Trần Ninh Bình

Chiều xưa

Hôm đó, ngồi cùng nhau bên bờ suối, cầm lấy bàn tay nàng trong tay, anh vẫn không sao thốt ra được lời anh muốn nói. Hai bàn tay đều run nhẹ. Xúc cảm dâng đầy trái tim… Nàng khẽ thở dài khi bóng tối dần lấn chiếm ánh hoàng hôn.

Chiều nay, trở về chốn xưa, đến phiên anh thở dài. Chỉ có mỗi mình anh trong bóng chiều bảng lảng. Hôm trước hỏi thăm một người quen, nghe nói nàng đã đi lấy chồng, một người ở rất xa…

Trần Ninh Bình
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 407)

Cho và nhận (Ngọc Chi) – Truyện ngắn 100 chữ.

Chị yêu anh nồng nàn và đằm thắm. Như bao người con gái khác, chị cũng muốn được đón đưa, quan tâm chăm sóc. Nhưng vì anh quá bận rộn, việc gì chị cũng giành làm, tự nhủ sau này mọi thứ sẽ tốt hơn…

Lâu dần thành quen. Giờ, anh rảnh rỗi hơn còn chị thì bắt đầu se lòng khi thấy người ta đưa đón nhau…

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 430)

Chuyện bèo mây – Sấu Lang

Một người từ phía Tây trùng điệp núi non về tỉnh lỵ để học.

Thầy được mời, giảng dạy theo phong cách chính quy nên lắm trò ngơ ngác, trừ “cô học trò xứ Đoài” rất đỗi thông minh làm ngạc nhiên thầy.

Thỉnh thoảng họ cùng ngồi bên chén trà.

Tàn khóa học, ngẫu nhiên thầy trò cùng về trên con đường ven thôn vắng, vàng nắng chiều tháng chạp.

– Chào thầy, em về.

– Em về ăn Tết vui nghe!

Bóng cô học trò nhòa dần trong màu xanh cách biệt, nẻo về hun hút xa xôi.

Gió mang đi một tiếng thở dài!

Sấu Lang
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 518)

Chuyện cũ – B.P.M

Chuyện cũ
(Tặng những ai còn trên bục giảng)

Ngày 20-11, tôi gặp lại một học trò cũ, em kể:

–          Hồi học với cô, mẹ em bị bệnh nan y, em phải lo cho 6 em nhỏ, đêm đi học, ngày đi làm, chiều nào cũng “chạy” đến trường, có nhiều hôm phải mực áo lót còn ướt, lạnh mà vẫn mong gió nhiều, muộn mà vẫn muốn đường dài, để đến lớp áo kịp khô…

Nhớ những lúc bị tôi nêu tên trước lớp vì “quá lười”, em chỉ cúi đầu, nước mắt rơi lã chã xuống bàn… Lòng tôi tràn đầy hối hận. Tôi muốn hỏi: – “Sao ngày xưa em không nói?”. Nhưng tôi chợt nhớ: ngày xưa tôi chưa bao giờ hỏi…

B.P.M
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 342)

Chuyện gia đình – Thạnh Hoan

Tôi có để cho mẹ anh thiếu thứ gì mà bà phải đi xin ăn làm xấu mặt tôi.

– Anh xin em, để anh khuyên mẹ.

Thằng bé chui sâu vào cầu thang, nó gọi:

– Bà ơi, cháu để cho bà phần ăn sáng của cháu, bà ăn xong ra uống nước nhé. Cháu đi học đây!

– Con nhớ khóa cửa đừng để bà ra ngoài, mẹ biết lại mắng nhe!

Chị sập cửa xe, nói với tài xế:

– Kệ nhà họ, tôi mời anh đi ăn tiệm.

– Bà lẩm nhẩm “Cháu tôi lại quên lời mời trước bữa ăn:.

Thức ăn còn nguyên.

Thạnh Hoan
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 520)

Chuyện về một quả thận – Lê Nguyễn

Chị đau thạn nặng, không còn tiền chạy chữa, anh tự nguyện san sẻ cho chị một quả thận của mình. Hai năm sau, cuộc tình của họ không thành, chị lấy chồng xa xứ, vẫn thường viết thư về thăm tôi, kể lại rằng mỗi lần nghe vùng thận nhói đau, chị biết là anh đang nhớ đến chị. Anh đi biền biệt lâu rồi, tôi không gặp nữa, nhưng tôi tin điều chị nói là có thật.

Lê Nguyễn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 457)

Chuyện đời – Tăng Khắc Hiển

Ở nhà, mẹ bảo tôi kèm thằng em. Mẹ cho thêm tiền.

Nó lười. Tôi quát:

– Mày học hành như thế hả, nghỉ quách đi!

Nó khóc.

Tôi đi dạy kèm, bé Mi. Tôi bảo:

– Con làm sai nữa
Mi thích làm thế. Nó trả lời giật giọng.

Tôi nín lặng. Thấy tội cho thằng em. Tôi nghĩ tiền mẹ dễ lấy hơn tiền người.

Tăng Khắc Hiển
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 330)

Dì ghẻ – Nguyễn Thị Kim Anh.

Dì ghẻ – Truyện ngắn 100 chữ.
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sau chị đi bước nữa. Người chồng mới góa vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái:
– Còn xấp vải hoa?
– Cho mẹ.
– Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
Nguyễn Thị Kim Anh
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Dì Tư – Bích Nga

Dì Tư

Thời còn trẻ, dì tôi nổi tiếng sắc nước hương trời, nhưng duyên phận hẩm hiu.
Cả đời dì sống cho người khác: nuôi đẻ cho các chị, em gái, em dâu, nuôi bầy cháu mồ côi khi mợ tôi chết. Những năm cuối đời, dì là người chăm sóc bà ngoại. Bà tôi mất ở tuổi chín ba. Hai năm sau, dì theo bà, lúc ấy dì sáu mươi chín tuổi.
Mãi mãi trong tim chúng tôi, dì là hiện thân của bà tiên cứu khổ. Công ơn và tấm lòng của dì chúng tôi không thể nào quên.

Bích Nga
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 476)

Dượng tôi – Bích Ngọc

Dượng tôi

Cô tôi mất. Dượng tôi, ngày xưa vốn là một tá điền của ông bà tôi, không biết chữ, vẫn cắm cúi làm công việc hằng ngày: lui cui dọn dẹp trong bếp, quét sân, mắt ráo hoảnh. Bác Hai và ba tôi chủ trì đám tang. Nghi lễ đầy đủ. Chẳng ai buồn ngó đến ông dượng xưa nay chỉ biết vâng lời cô tôi răm rắp và làm tất cả mọi việc tay chân trong nhà. Tôi có việc xuống bếp, trông thấy dượng đang ngồi ở một xó nhà, bờ vai rung rung. Dượng tôi đang khóc, lặng lẽ, âm thầm…

Bích Ngọc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 316)

Đành thôi – Ngô Thị Thu Vân

Đành thôi

Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.

Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ đinh viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…

Ngô Thị Thu Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 418)

Đòn của bố – Nguyễn Thị Thanh Tâm

Đòn của bố

Nắng trưa hè rát bỏng kèm theo đợt gió nóng. Thằng con từ ngoài ngõ vào mồ hôi nhễ nhại, áo quần lấm đầy bùn, tay giơ cao xâu cá vài con đòng đong, cân cấn. Giận quá, phết cho thằng con mấy roi.

Đêm nằm, xoa mấy vệt lằn ở mông con, lòng xót xa, nghĩ lại ngày xưa: mẹ mất sớm, bố ở vậy nuôi con, sau mỗi lần bị đòn vì nghịch ngợm, đều thấy bố quay đầu đi, tay dụi mắt, ước gì trở lại ngày xưa bé để được ăn đòn của bố. Bố ơi!

Vũ Thị Thanh Tâm
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 408)

Đóa hồng cho Bố – Võ Văn Tồn

Đóa hồng cho Bố

Mẹ mất. Bố sống một mình. Anh em chúng tôi công thành danh toại, mỗi đứa một nơi, thường gởi tiền về cho Bố.

Mười năm lặng lẽ trôi…

Tết nay về đủ. Thấy Bố quạnh hiu quá, bàn nhau “kiếm một bà để Bố nương nhờ lúc chiều tà bóng xế”.

Bố cười.

Người đàn bà bước vào sân đúng lúc ông thầy cúng dõng dạc xướng: “Tang gia tựu vị…”

Bà sững sờ buông chiếc va li xuống, nghiêng mình kính cẩn đặt đóa hồng trước di ảnh Bố, rồi nhẹ nhàng quỳ xuống cùng chúng tôi.

Võ Văn Tồn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 515)

Để sớm gặp Ba – Võ Thị Vĩnh

Để sớm gặp Ba

Bi vừa đi học về đã chạy đến ôm mẹ hỏi: “Mẹ ơi! Bạn con đứa nào cũng có ba, còn ba con đâu? Mẹ bất ngờ trước câu hỏi của Bi.

– Ba con đi làm xa, lâu lắm mới về

– Lâu là khi nào hả mẹ?

– À! Khi nào hết cuốn lịch kia

… Bi vốn dĩ đã thích bóc lịch vào mỗi sáng, nay lại càng thích hơn. Nhưng Bi không bóc từng tờ như mọi ngày mà tới 2 tờ, có khi đến 3 tờ… Thấy lạ mẹ hỏi, Bi bảo “Lịch mau hết thì con sớm được gặp ba”.

Mẹ nghe và khíc. Không biết bên gia đình mới, ông ta có nhớ Bi không?!!!

Võ Thị Vĩnh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 484)

Đổi thay (Cỏ May) – Truyện ngắn 100 chữ

Năm nhất.
Cả khu nhà trọ sinh viên chỉ có vài chiếc xe máy. Chị vui vẻ đi xe đạp, quần áo giản dị và chơi với đám bạn “đồng hội đồng thuyền”.
Năm hai.
Xe máy rẻ, khu nhà trọ có vài người đã không đi xe đạp nữa. Chị vẫn như cũ.
Năm ba.
Chỉ còn hai đứa đi xe đạp. Chị chỉ mỉm cười.
Năm tư.
Chị có xe máy. Nhưng đã không còn chơi với người bạn “đồng hội đồng thuyền” ngày xưa và ăn bận thật “mốt”. Chị không còn là chị nữa…

Cỏ May
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 422)

Đổi đời – Nguyễn Hữu Thành

Đổi đời

Thời đất nước mới mở cửa, nó bán hết số đất ông bà cha mẹ để lại lên thành phố sống nhằm muốn đổi đời. Bao năm vất vả với đủ mọi nghề, vẫn không khá lên nổi. Nó chợt thấm thía “Quê hương là chùm khế ngọt”.
Quyết định quay về nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng chỉ mua lại được một phần đất hương hỏa ngày xưa. Nó bùi ngùi rơi nước mắt

Nguyễn Hữu Thành
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 493)

Đời má – Nguyễn Thái Sơn

Đời má

Hằng năm, tới ngày giỗ ba…

Quãng thời gian một: Má lơ trước cả tháng…

Quãng thời gian hai: hơi lẫn, má rang đậu phụng trước hai ngày, đến ngày cũng, đậu không còn dòn rụm khi rải lên từng đĩa xôi!

Bây giờ: Má không còn nhớ gì nữa. Anh trưởng nhắc. Má cười, miệng đầy trầu: “Cúng ba bây hả?”. Nụ cười giũ sạch mọi lo toan, nhưng hỡi ơi, má không còn sống bao lâu nữa!

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 379)

Đợi chờ – Huỳnh Vinh Phương

Đợi chờ

Anh và chị là đôi bạn cùng làng. Chị là “cái bóng” theo anh trong suốt những trò chơi tuổi thơ. Lớn lên, chị thương anh hồi nào không hay. Là phận gái, chị đâu dám mở lời trước, sợ bị nói “cọc đi tìm trâu”. Chị đợi một lời tỏ tình, bởi chị biết anh cũng thương mình. Đợi mãi – thời con gái trôi qua, mà anh vẫn lặng im.

Chị đi lấy chồng.

Ngày chị lên xe hoa, anh đứng ở cuối con đường làng nhìn theo bóng chị. Đôi mắt anh có nước: “Mình nghèo, không muốn làm khổ người ta”.

Huỳnh Vinh Phương
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 516)

Đi thi – Ngô Thị Thu Vân

Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ lờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt đến anh Ba rồi cô Út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.

… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.

Buổi tối, Má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt”.

Ngô Thị Thu Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 412)

Điều ước – Nguyệt An

Điều ước

Xưa, tóc chị dài và mượt. Một lần chị cắt hơi ngắn, anh buồn, trách yêu: “Không muốn cho anh vuốt thì nói chứ”. Chị cười, hạnh phúc.

Tình ngang trái, anh đi cưới vợ. Chị vướng vào căn bệnh ung thư… tóc thưa dần, hết hẳn.

Anh tìm đến thăm, chị đắng lòng, se sắt. Ước được một lần được trở lại ngày xưa. Cái thời tóc dài và mượt…

Nguyệt An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 470)

Em gái – Võ Thu Hương

Em gái

Như không ít đứa sinh viên xa nhà khác, hắn bận bịu với học hành, làm thêm và… yêu.
Mai – người yêu hắn, nhỏ nhắn dễ thương như một cô em gái. Thỉnh thoảng nhận lương, hắn thường mua tặng Mai, khi là cuốn sách, khi là món quà nhỏ.

Kỳ nghỉ, hắn về quê, mẹ đang ra đồng, hắn ngồi nói chuyện với đứa em đang hí hoáy bọc sách vở. Hắn ngỡ ngàng… cuốn vật lý lớp tám đã cũ nát của hắn ngày nào!
Trước tới giờ hắn không hề nghĩ tới một món quà cho em, dẫu chỉ là cuốn sách giáo khoa!

Võ Thu Hương
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 441)

Em tôi – Lê Nguyên Vũ

Em tôi

Bám đất Sài Gòn sau ba năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trải lại phải nhờ nguồn “trợ cấp” ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm thì tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.

… Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…

Cầm món quà của em, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

Lê Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 414)

Em và tôi – Hiếu Sự

Em và tôi

Em là cô bạn hàng xóm của tôi. Thuở nhỏ em và tôi rất thích chơi nhà chòi. Nhà làm bằng sậy, lợp lá chuối, cắt lục bình làm bánh mì, em bán, tôi mua. Tiền làm bằng những lá giâm bụt. Trò chơi trẻ con thật đơn giản, thế mà hai đứa chơi không biết chán.

Lớn lên hai đứa yêu nhau, nhưng vì gia đình nghèo em phải lấy một người Đài Loan lớn tuổi… Bây giờ mỗi khi nhìn đám lục bình trôi, tôi nhớ em da diết. Trang ơi! Giờ này em ở đâu?

Hiếu Sự
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 518)

Góc Tết – Nguyễn Quốc Việt

Góc Tết

Nhà chật, ba quyết định nấu bánh tét ngoài đường.
Anh Hai kê gạch làm lò.
Chị Ba chuẩn bị nhóm bếp.
Con Tư chỉ lo không biết đòn bánh nó gói có vô nước không.

Tối, bên ánh lửa bập bùng.
Ba với anh Hai đánh cờ tướng
Mẹ với chị Ba kết những hột nút cuối cùng lên mấy bộ đồ Tết.
Con Tư sắp xếp chỗ ngủ.

Tất cả đều không biết ở bên kia đường, trong góc xa, dưới tấm chăn rách, có một bóng nhỏ, bó gối, lặng lẽ…

Nguyễn Quốc Việt
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 325)

Gặp lại (Trần Mai Thu Hương) – Truyện ngắn 100 chữ

Chia tay nhau lần đầu. Khi gặp lại anh trái tim tôi bồi hồi xao xuyến, nhịp đập dồn dập. Hình như anh cũng thế. Cái nhìn vẫn thuộc về nhau. Anh ra về. Tôi mới thấm thía câu thơ “Người đi một nửa hồn tôi mất”.

Tôi và anh quay lại.

Chia tay lần hai. Anh lại tìm đến tôi. Cái nhìn của anh còn da diết hơn xưa. Nhưng trái tim tôi chẳng nói điều gì. Chiều buồn nắng đã nhạt. Lá vàng rụng phân đôi.

Trần Mai Thu Hương
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 420)

Ghe hoa – T.T.A.H

Ghe hoa
(Mến tặng Kiều – Sa đec)

Nhà nội nhà ngoại bên này bên kia sông. Xưa, ba đón mẹ về trên chiếc ghe kết đầy hoa hồng hạnh phúc. Xuống ghe, giày cao gót áo dài vướng víu, mẹ suýt ngã. Ba dìu đỡ cùng đi, mẹ mắc cỡ, cúi mặt đỏ bừng đôi má.
Nay mẹ đưa ba về an táng trên đất vườn nhà nội. Cũng trên chiếc ghe hoa – những tràng hoa phúng tím buồn tang tóc – Quần áo tang lòa xòa mẹ bước đi như người mộn du, suýt ngã, mẹ gượng một mình.

T.T.A.H
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 501)

Gió quê nội (Võ Minh Tấn) – Truyện ngắn 100 chữ

Bà nội lên thành phố thăm cháu. Tay xách, nách mang những nào là cây với trái quê nhà. Bọn trẻ ùa đến tíu tít vây quanh bà “Cái gì đây nội?”, “À, cái quạt, làm bằng mo cau đó”. Mẹ phì cười “Ở đây có quạt điện, cả máy điều hòa, mẹ mang cái đó theo làm gì cho vướng?”.

Đêm hè, trời oi. Thành phố bỗng nhiên mất điện. Ba cau có, còn mẹ thì lầm bầm đi thắp nến. Bà khẽ gọi “Các cháu lại đây với nội”. Lấy chiếc quạt mo ra, vừa quạt bà vừa nói: “Gió quê nội đó, mát không các cháu?”.

Võ Minh Tấn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 425)

Giận – Đàm Thanh Lạc

Giận

Nó đi chơi về muộn bị mẹ quở trách. Giận mẹ, nó bỏ bữa cơm chiều, đóng cửa, giam mình trong phòng riêng.

Khuya. Bụng đói, nó vào bếp. Trên bàn, thức ăn đã được bày biện sẵn. Mở chiếc lồng bàn, nó bắt gặp mảnh giấy nhỏ: “Com dùng bếp ga hâm lại thức ăn cho nóng. Nhớ đánh răng trước khi đi ngủ. Mẹ”.

Nước mắt nó chảy dài trên má

Đàm Thanh Lạc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 498)

Giọt máu đào – Phạm Vinh Ca

Giọt máu đào

Ba mất sớm. Nhà còn bốn mẹ con. Hai chị lớn phải nghỉ học để tảo tần quang gánh phụ mẹ kiếm miếng cơm.

Một lần, có người hỏi cưới chị hai, mẹ sợ “Nhà nó nghèo, con gái mẹ lại sẽ khổ”, nên mẹ đã từ chối.

Đến lượt chị ba. Mẹ ưng ngay vì gặp được thằng rể, con nhà khá giả hơn.

Gia đình giảm đi một nhân khẩu, nhưng mẹ bắt đầu nay đau mai ốm. Vừa lo cho tôi ăn học, chị còn phải cáng đáng mọi thứ trong ngoài.

Lần này có đám ngỏ lời. Biết họ giàu nhưng chị khăng khăng không chịu. Tôi thấy chị buồn:

– Thà để chị ở vậy… một mình, lo cho mẹ, cho em, còn hơn!…

Phạm Vinh Ca
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 457)

Giọt nước đời người – Nguyễn Thị Nguyệt Trinh

Giọt nước đời người

”Cứ đi trên chiếc cầu ấy, con sẽ đến thiên đàng”. Mẹ hay chỉ chiếc cầu vồng sau mưa lộng lẫy mà bảo thế, ngày xưa…
Thời gian trôi qua.
Nắng chiều đổ nghiêng triền núi. Một cụ già phơ phơ râu tóc đến quỳ bên một nấm cỏ vàng úa:
– Con đã đi tìm chiếc cầu vồng của mẹ một đời. Con về rồi đây, mẹ ơi.
Chiều vẫn yên lặng.
Một giọt nước đọng trên đôi má già nua. Những tia nắng cuối cùng trước khi tắt hẳn đã kịp soi vào đấy chiếc cầu vồng bảy mùa.

Nguyễn Thị Nguyệt Trinh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 493)

Giỗ ông – Lê Nguyên Vũ

Giỗ ông

Sớm mồ côi. Từ thuở nhỏ anh em nó sống cùng nội trên rẻo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó qui tiên. Chú lấy lại căn chòi, “khuyên”: 14, lớn rồi – nên tự lập. An hem dắt dìu nhau tha hương.

Trưa. Phụ hồ về “nhà” – (ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm, nhão như cháo. Thằng anh mắng: đồ hư. Con em mếu máo: em nấu để… giỗ ông.

Ngẩn người. Chợt nhớ: hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà… !

Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt: ông ơi!!!

Lê Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay sô 402)

Hai bà vợ – Nguyễn Minh Phúc

Hai bà vợ

Xóm tôi có ông Hai lấy hai bà vợ, ở chung nhà. Những cuộc “nội chiến” triền miên thường đẩy ông Hai vào tình cảnh khó xử…

Tôi đi xa nhiều năm về ghé thăm. Ông Hai già đã chết. Các con đứa theo chồng, đứa đi xa. Chỉ còn hai bà vợ nương tựa nhau trong cảnh nghèo và bệnh tật.

Mẹ tôi nói rằng hai bà sống lặng thầm không một tiếng cãi nhau.

Nguyễn Minh Phúc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 316)

Hai chị em – Hoàng Nguyên

Ông Út lặn lội vào thăm nội. Hai chị em tóc đều bạc trắng. Suốt đêm ông Út không ngủ được vì nội ho nhiều, sổ mũi và đấm lưng thùm thụp. Ông Út bảo:

– Chị xoa chút dầu vào cho đỡ nghẹt mũi.

Nội mò lấy chai dầu đã hết, nội không xoa mà lại hít hít từng hơi dài.

Sáng hôm sau ông Út ra xe về sớm. Nội thức dậy tìm chai dầu… Nội cầm chai dầu miên loại lớn còn nguyên lên săm soi rồi nói:

– Cậu Út nó lại cầm nhầm chai dầu của chị rồi!

Hoàng Nguyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 484)

Hai mẹ con – Trần Lê Xuân Vinh

Hai mẹ con

Khi nhỏ, mỗi lúc tan trường mẹ đưa tôi về bằng chiếc xe đẩy bán cháo của mẹ. Vừa đẩy mẹ vừa nghe tôi hát những bài hát cô mới dạy. Lớn chút nữa tôi giúp mẹ chạy bàn, rửa tô. Chiều hai mẹ con cùng nhau đẩy xe về…
Ngày mai tôi lên thành phố học đại học. Nằm mãi không ngủ được, lòng tự hỏi: không biết rồi từ đây ai giúp mẹ, mẹ ơi!

Trần Lê Xuân Vinh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 501)

Hai trong một – Lê Nguyên Vũ

Thuở yêu nhau để khuyến khích anh, chị “treo giải”: mỗi bài thơ… 3 nụ…! Khi ấy, khó khăn lắm anh mới được một bài – mỗi lần báo đăng anh như người bắt được của.

Ra trường. Làm công tác nghiên cứu, anh vẫn không bỏ “cài tật” si thơ. Ấp ủ. Đau đáu. Bạc tóc. Cuối cùng bản thảo tập thơ cũng hoàn thành. Chờ in.

Nghe anh xin cấp kinh phí, chị nổi tam bành: “5 triệu? – một tháng bỏ hụi tôi được khối. Thơ có để ra tiền cũng nên…! Rõ rồi”.

Anh sững sờ. Nín lặng. Làm sao mà tin được chị ngày xưa và người vợ này – cũng chỉ là một mà thôi!??

Lê Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 412)

Hàng xóm – Dương Thanh Vân

Hàng xóm

Hai nhà cách nhau cái hàng rào dâm bụt. Sáng, lũ trẻ đứng trong sân gọi nhau đi học í ới. Bữa nào nấu món ngon, dì Lành, dì Hoa sai tụi nó bưng qua “trao đổi”. Tình nghĩa như bát nước đầy.

Nhà dì Lành có Việt kiều về thăm. Dì Hoa ý tứ, chở con đi học sớm, dặn không đứa nào xớ rớ qua bên ấy “Kẻo người ta hiểu lầm mình bắt quàng làm họ!”

Chiều. Dì Lành qua, dắt theo thằng cháu 6 tuổi bập bẹ tiếng Việt. Lát sau, ngoài sân đã vang tiếng nô đùa!…

Dương Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 519)

Hạnh phúc (Võ Văn Lợi) – Truyện ngắn 100 chữ.

Nhà mới to đẹp, cửa kính với ban công, có cả cây mận đang trái sai quặt. “Con mình rồi sẽ hạnh phúc!” – Tôi nghĩ, liền tay sắp xếp lại tổ ấm. Đột nhiên, tôi phát hiện một khuôn mặt trẻ con thiểu não lấp ló trước cổng.

– Cháu… ơ… – Nó ấp úng – Cây mận này là do ông nội cháu trồng!

Tôi hái cho nó một túi mận đầy. Dĩ nhiên nó nhận, lí nhí cám ơn nhưng không ra vẻ gì muốn bước đi. Tôi bụng bảo dạ: “Hạnh phúc là một cái chăn hẹp… “.

Võ Văn Lợi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 400)

Hạnh phúc – Huỳnh Hoa Thủy Thiên

Hạnh phúc

Chiều thứ bày nào Quỳnh cũng đến nhà mở dành cho trẻ con mù không nơi nương tựa. Cô thích trò chuyện với chúng và đôi khi chỉ trả lời những câu hỏi ngô nghê của chúng. Một lần có đứa hỏi: “Hạnh phúc là gì?”. Cô chưa biết trả lời thế nào thì một đứa cất tiếng: “Hạnh phúc là có đôi mắt sáng để nhìn thấy tất cả”. Không khí chùng xuống. “Vậy là suốt đời chúng con không có hạnh phúc phải không cô?”. Chúng òa lên khóc. Cô thấy mắt mình rưng rưng…

Huỳnh Hoa Thủy Tiên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 489)

Hạnh phúc – Nguyễn Tiến Thăng

Hạnh phúc

Năm tôi 13 tuổi, tai nạn bất ngờ ập đến. Gẫy hai chân. Tôi không trở lại thành người bình thường. Phải làm bạn với chiếc xe lăn. Tháng. Năm. Tôi trưởng thành trên chiếc xe lăn. Quay quắt sống bằng những công việc nhỏ nhặt, tẻ nhạt. Nghĩ: Thế là hết, mình chẳng bao giờ có hạnh phúc. Tình cờ quen em trong một cuộc thi dành cho người khuyết tật. Tình yêu nẩy nở. Chúng tôi đến với nhau. Hôm nay, nhìn đứa con trai đầu lòng đang chập chững bước những bước đi đầu đời. Tôi nghẹn ngào.

Nguyễn Tiến Thăng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 384)

Hạnh phúc – Thu Tâm

Hạnh phúc

Hai cốc cà phê không đường trên bàn.
– Chồng con em sao rồi? Em sống hạnh phúc chứ?
– Em rất hạnh phúc! Thế còn anh?
– Ừ, anh cũng sắp có hạnh phúc.

Một tấm thiệp cưới được chìa ra.
Hai cốc cà phê vẫn thế. Hai người đứng dậy chào nhau.
– Em sẽ đến chứ?
– Ừ, chắc là em sẽ đến!

Chủ nhật đẹp trời hôm ấy, có một chú rể cứ mãi ngóng chờ ai đó, không phải cô dâu. Cách đó gần lắm thôi, cũng có một người vợ bước ra từ tòa án, chị vừa đặt bút ký vào tờ giấy ly hôn.

Họ đều nhìn lên trời cao, kiếm tìm hạnh phúc.

Thu Tâm
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 650)

Hạt cát – Trần Thanh Hải

Hạt cát

Hạt cát được gió nâng lên và đưa đi khắp nơi. Từ trên cao, nó ngạo nghễ nhìn vạn vật. Tia nắng xuyên qua nó và phản chiếu rạng rỡ. “Nhờ mình nắng mới lung linh đến thế”, cát nghĩ.

Đêm về, gió ngủ, hạt cát rơi xuống một công trường. Ê ẩm, xây xát khi bị nhồi trộn cùng vôi, vữ, sỏi, đá…, nó thiếp đi.

Sáng ra, nó thấy mình đang kết chặt với muôn triệu bạn bè, – những hạt cát khác – trên một thân cầu. Chợt hiểu rõ mình, hạt cát vươn vai, mỉm cười đón nắng, gió vừa lên.

Trần Thanh Hải
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 405)

Học (Lê Đức Quang) – Truyện ngắn 100 chữ

Năm hai mươi, tôi theo đàn anh lớn hơn mình năm hoặc mười tuổi, để học hỏi sự thông minh, hiểu biết…

Năm bốn mươi, tôi cũng theo đàn anh lớn hơn mình năm hoặc mười tuổi, để học hỏi kinh nghiệm, từng trải…

Năm sáu mươi, tôi quay ngược lại theo tuổi trẻ hai mươi, để học hỏi sự nhanh nhẹn, tháo vát… Học lại từ đầu.

Lê Đức Quang
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 424)

Học bổng (Ngọc Vân) – Truyện ngắn 100 chữ.

Nó vừa lãnh học bổng. Hơn một triệu. Mấy thằng bạn “chí cốt” rủ nó đi ăn mừng chiến thắng. “Ừ, thì đi!”.

Tăng một rồi đến tăng hai. Hết lít đế đến két bia. Đứa này a-lô rủ rê đứa nọ. Tụi nó rỉ tai nhau: “Lo gì, chầu này có người khao!”. Nó ngất ngư, hùng hổ: “ Dô trăm phần trăm nào tụi bay!”

Sáng tỉnh dậy mò trong túi cái hóa đơn khuya qua: gần chín trăm. Tiếng mẹ rơm rớm qua điện thoại chợt ùa về: “ Con để dành mà học anh văn!”. Tự dưng miệng nó khô đắng, mặn chát.

Ngọc Vân

Học trò (Nguyễn Thị Hương Thảo) – Truyện ngắn 100 chữ.

Giờ tan trường, các em học sinh ùa ra. Cô giáo cũng lên xe về. Đang đi, chiếc xe bị tuộc xích đứng khựng lại. Cô loay hoay với chiếc xe. Đám học trò đi qua. Bụi bay đầy đường.

Bỗng có một cậu bé lại gần: Em chào cô ạ. Cô để em… Cô giáo trao xe cho cậu nhưng không thể nhớ cậu là ai, học lớp nào…

Mãi khi bóng cậu đã khuất, cô mới sực nhớ. Cậu bé là cháu ông gác cổng trường, thỉnh thoảng vẫn xin cô cho đứng nghe giảng bài ngoài cửa sổ.

Nguyễn Thị Hương Thảo
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 491)

Hoa hồng khô – Dương Thanh Vân

Hoa hồng khô

Ngày nghỉ Hiền dành trọn để sắp lại mấy chiếc kệ…Taycô vô tình lật quyển thơ Puskin làm rơi ra một bông hồng khô. Trên cánh hoa màu nâu mịn là hai chữ cái viết lồng vào nhau bay bướm.

Ngày trước, khi người ấy tặng hoa, cô đã chọn bông hoa đẹp nhất ép vào quyển sách mà cô thích. Ngày trước, cô không bao giờ nghĩ cô và người ấy sẽ chia tay, vậy mà…! Một giọt nước mắt rơi vội, nhưng cô vẫn giữ kịp để nó không làm hỏng bông hồng. Tình yêu còn một chút này!…

Dương Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 515)

Hoa vàng – Khuất Tùng Phong

Ở tuổi bảy mươi bà vẫn chân bùn tay lấm. Suốt ngày cặm cụi dưới vườn. Khi tưới bông, lúc trồng rau, tỉa đậu. Đất quanh năm rực rỡ ngồng cải, cúc vàng…

Nhớ vườn, các cháu nội ngoại của bà, đứa nào cũng có phần quà: Áo mới vào đầu năm học; ký đường, lon sửa khi ốm, khi đau; nên vợ nên chồng có cái soong, cái ấm…

Đi xa về, mất bà, như một thói quen, vội chạy xuống vườn. Lối xưa hoang vắng. Đầy vườn cỏ dại. Bỗng dưng khắp chốn, đâu đâu cũng lấm tấm hoa vàng…

Khuất Tùng Phong
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 442)

Hoa đồng nội – Đàm Thanh Lạc

Hoa đồng nội

Em mười tám, đẹp mặn mà như đóa hoa đồng nội. Nhiều nơi dạm hỏi, em vô tư lắc đầu. Rồi cha mẹ em ép gả chồng giàu xa xứ.
Em về thăm quê, lộng lẫy trong bộ váy sang trọng, trang sức đầy  người. Mọi người xúm xít hỏi han, khen ngợi. Em cười nhưng đôi mắt đượm buồn trên gương mặt điểm trang lòe lẹt. Tôi nhìn em, thầm tiếc đóa hoa đồng nội ngày xưa.

Đàm Thanh Lạc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 493)

Hoài niệm – Nguyễn Thị Thanh Hiền

Hoài niệm

Ngày trước anh và nó học hai trường gần nhau, anh yêu nó lắm, nó cũng vậy. Ra trường mỗi người một hướng. Hôm chia tay anh rất buồn, bây giờ anh đã thành đạt.

Thời gian trôi, đi qua bao gương mặt trên đời, nó vẫn thấy dửng dưng, chỉ có anh mãi đọng lại.

Gửi bao lá thư đi, bao lời nhắn nhủ… Mãi hôm nhận được điện của anh, nó mừng đến ngạt thở. Anh bảo: Cất kỷ niệm xưa vào ngăn tủ và hãy quên, thỉnh thoảng hãy hoài niệm.

Nó cất vào ngăn tủ rất sâu, nhưng không thể quên và luôn hoài niệm.

Nguyễn Thị Thanh Hiền
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 452)

Hơi ấm người thân (Huyền Minh) – Truyện ngắn 100 chữ

Khi dọn sang nơi ở mới, chị cố tình giữ lại một ít đồ của những người trong gia đình dù chẳng còn dùng được. Bộ đồ ngủ của má, cái áo cũ của em trai, cái ví lỗi “mốt” của em gái, tấm đắp và những đôi dép của mấy đứa cháu…

Chị muốn có hơi hướng của những người thân trong tổ ấm của mình. Bơt từ đây, sau khi ngôi nhà cx đã bán, tất cả đã không còn được sống cùng.

Huyền Minh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 426)

Hương ngọc lan – Nguyễn Thị Kiều Trinh

Hương ngọc lan

Hai đứa thương nhau đâu hối mười lăm mười sáu

Tình học trò trong trắng, ngây thơ. Tặng phẩm lớn nhất anh dành cho em là những trang thư, những kết quả học tập xuất sắc và những đóa ngọc lan thơm ngát. Em hồn nhiên, tươi vui, sôi nổi. Và ngốc nghếch đến nhiều lần làm tim anh se thắt.

Xa nhau. Mỗi đứa một con đường. Mỗi đứa đều tìm được một nửa khác. Để rồi không bao giờ quên được, mối tình ngày xưa cứ vương vấn mãi như hương ngọc lan thơm ngát thuở ban đầu.

Nguyễn Thị Kiều Trinh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 316)

Hương vị quê hương – Nhữ Thị Trúc Linh

Hương vị quê hương

Mẹ vắng nhà. Mấy hôm nay cha con nó xoay quanh nồi thịt kho hột vịt được mẹ chuẩn bị sẵn. Chiều, nó nấu canh chua bông điên điển và cá linh kho, nghĩ rằng cha sẽ khen nó. Bác Hạnh đi Bắc vào “biếu” lọ cà pháo cùng ít mắm nêm. Cha gắp trái cà vào chén nó, “con ăn đi”. Nó lắc đầu nguầy nguậy, “con không ăn cà này, nhà mình có cha là thích ăn”. Cha trầm ngâm, “Cha thích cà pháo cũng như mẹ con thích canh chua bông điên điển với ca linh kho vậy! Vì nó có hương vị quê hương con ạ!”

Nhữ Thị Trúc Linh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 406)

Hương đêm – T.T.A.H

Hương đêm

Những đêm hoa quỳnh nở, ba mẹ kề vai uống trà chờ xem phút giây huyền diệu của đời hoa. Hương quỳnh lan tỏa nồng nồng, ngan ngát trong đêm sâu…

Mẹ không bệnh mà mất, đang độ quỳnh nở hoa. Tôi không ngủ được, dậy pha cho ba ấm trà. Ba bảo tôi ngồi uống với ông và rót ra 3 chén. Tôi nghe không gian đẫm hương hoa quyện với hương trà nồng nàn ấm áp. Nhưng ba bảo: Dường như hương quỳnh không nồng như mọi năm. Trà cũng nhạt nhạt thế nào ấy, con ạ!

T.T.A.H

(nguồn: Kiến thức ngày nay số 403)

Khóc – Lê Văn Diệp

Khóc

Ngày xưa, chiến tranh loạn lạc, ngày bà nội mất ba không về quê phục tang được, cả ngày ba nằm im nhìn chằm chằm lên trần nhà, mắt ráo hoảnh!

Ngày ba mất, nhìn má ngất lịm, con mới hiểu vì sao ngày ấy ba không khóc.

Lê Văn Diệp
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 518)

Không Cha – Lê Ngọc Hân

Cha mất, mẹ lấy chồng bỏ Tý sống côi cút với nội.

Năm học lớp tám, ông bệnh nặng, phút cuối đời dặn Tý: “Con không cha như nhà không nóc, con hãy ráng học đặng sau nhờ cái thân”. Thương nhớ ông Tý khóc nhiều.

Xong tang lễ, bác về ở chung nhà lo hương khói.

Hôm có người dạm mua bộ ghế gõ ông ngồi uống trà ngày xưa giá cao, bác đồng ý. Tý cản. Bác lớn tiếng: “Tao có dỡ nhà bán cũng không ai làm gì”.

Đêm Tý khóc tủi phận mình không cha.

Lê Ngọc Hân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 328)

Không thể quên – Phạm Phương Nga

Không thể quên

Không phải bây giờ anh mới biết chị không chịu được mùi mắm tôm. Từ hồi còn học đại học, hễ vào bữa là chị lại nhăn mặt. Trông điệu bộ chị anh lại thấy vui vui. Anh cũng không thể bỏ món ăn khoái khẩu này. Hôm nay, ngồi nhìn mâm cơm mà nước mắt anh cứ ứa ra. Không còn hình ảnh chị với cái mũi nhỏ xinh nhăn nhăn nhìn anh như vừa trách vừa yêu. Trên bàn thờ là tấm ảnh chị với nụ cười rạng rỡ. Trong căn nhà trống vắng, mùi nhang trầm quyện lẫn với hương mắm tôm đậm đà mà anh không thể quên…

Phạm Phương Nga
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 409)

Khắc khẩu (Ngọc Chi) – Truyện ngắn 100 chữ

Chị em nó vốn khắc khẩu, nói vài ba câu là đã gây. Thêm nữa, nó cứ xưng “tớ”, gọi chị là “cậu”. là “đằng ấy”. Bị má mắng, nó cười hì hì: “”Em” sửa hổng được”.

Ngày chị nó lấy chồng, nó khóc huh u như bị đòn oan. Chị nó tròn mắt: “Sao vậy? Khóc mừng hả?!”. Nó khóc to hơn: “Đằng ấy đi lấy chồng rồi mai mốt ai cãi nhau với tớ!”.

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 425)

Khoe (Thạnh Hoan) – Truyện ngắn 100 chữ.

Ngày xưa, khi có ai hỏi con “Bố bạn làm nghề gì?”, bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm nhiều hơn để nuôi con ăn học sau này có được một nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội.

Con thành đạt và lấy chồng, mỗi lần khách đến chơi nhà câu đầu tiên bố thường nghe con khoe “Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận”. Bố buồn, chỉ ao ước được một lần nghe con khoe về nghề của bố.

Thạnh Hoan
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 423)

Kiếp sau (Thanh Lam) – Truyện ngắn 100 chữ

Cãi nhau kịch liệt, người vợ nức nở: – Ông không thương tôi, ông không lo lắng gì con cái.

Ứa nước mắt, người chồng nói: – Không thương bà, sao có được 4 mặt con. Đứa lớn gần 40, đứa út đã 30. Không lo cho con, mà chúng sống được. Không đứa nào hư cả.

Người vợ còn sụt sùi: – Kiếp sau tôi không lấy ông đâu!

Người chồng (giọng kiên quyết): – Được đầu thai lên, tôi cũng cứ tìm bà. Làm gì kiếm được một người như bà.

Tối, họ đưa nhau đi xem phim: “Anh vẫn yêu em”.

Thanh Lam
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 430)

Lá cỏ im lìm (Phạm Thị Hồng Vân) – Truyện ngắn 100 chữ

Đến thăm nhà người quen ở Sài Gòn, chị bất ngờ khi được đưa vào khu vườn đầy cây cối và xác lá. Lá của bao mùa dồn lại thành lớp dày, thầm thì với chị lời đất đai, nguồn cội.

Đã bao năm từ lúc tha hương, chị quên mình còn có một chốn về nơi dải đất miền Trung gió Lào cát trắng. Chị nhặt một chiếc lá, đời lá nơi nào cũng chẳng giống nhau… lá rụng thì về cội… Chút lòng quê thoáng qua, chị nghe trong lòng mình vỡ vụn…

Phạm Thị Hồng Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 424)

Lòng Cha – Nguyễn Thị Thanh Vân.

Truyện ngắn 100 chữ – Kiến Thức Ngày Nay

Chồng tôi là sĩ quan quân đội chỉ huy một trung đoàn. Ông nổi tiếng là một người nghiêm khắc, cứng rắn với các sĩ quan, chiến sĩ dưới quyền và với bản thân. Đối với con cái trong nhà cũng vậy, các con tôi cho rằng đôi khi ông nghiêm khắc tới mức nghiệt ngã. Hôm qua là đám cưới con gái tôi. Sau khi đàng trai tới đón dâu, không thấy chồng tôi đâu, tôi vào phòng riêng thì thấy ông đang đưa khăn tay lên chấm nước mắt. Ông nói “Tội nghiệp nó, không biết về nhà chồng có bị khổ cực gì không?”.

Nguyễn Thị Thanh Vân
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Lòng Mẹ (Hải Âu) – Truyện ngắn 100 chữ.

Nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được suất hợp tác lao động. Thanh coi đó như cách duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có ở trong mơ.

Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà. Thanh tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.

Đêm. Chỉ còn Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói: “Dối mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!”.

Hải Âu
(Nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 430)

Lòng mẹ (Võ Thành An) – Truyện ngắn 100 chữ

Mẹ ở quê lên thăm. Vợ chồng mới cưới lại sớm ra ở riêng nên nhà cửa bề bộn. Mới đến là mẹ loay hoay vào bếp rửa chồng chén, dĩa; quay sang giặt đồ… suốt cả ngày, ngăn thế nào cũng chẳng được. Chiều cầm mẹ ở lại chơi để vợ chồng đưa coi hát. Mẹ bảo phải về thôi. Về quê có người hỏi mẹ thăm thành út trên thành phố có vui không, mẹ cười bào vui lắm, tháng sau sẽ đi nữa.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 424)

Lòng mẹ – Trần Thị Xuân Vũ

Lòng mẹ

Nhà có ba chị em, toàn con gái. Mọi người bảo: con gái là con người ta. Mẹ lại cười: “Mai mốt mẹ gả khắp Bắc Trung Nam luôn”.
Hôm đi học xa về thăm nhà, chị Hai nói với mẹ: chị có bạn trai rồi, anh ấy ở tận Phú Yên. Mẹ phản ứng: “Mẹ không tán thành đâu, về cái nơi hay bão lụt ấy làm sao về thăm mẹ được”.
Đêm đến, mẹ thủ thỉ bên tôi: “Mẹ muốn các con luôn ở trong vòng tay mẹ dù sau này có chồng con, mẹ vẫn mong luôn bên cạnh tụi con”.
Tôi thấy có cái gì nghèn nghẹn ở cổ.

Trần Thị Xuân Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 428)

Lòng tốt (Nguyễn Thành Ngã) – Truyện ngắn 100 chữ.

Tốt nghiệp Sư phạm. Tôi đi vùng sâu. Trường cử lên tỉnh mua sách hộ các em, tôi tính cả tiền xe vào đó. Thuở ấy lương giáo viên còm cõi, tôi có biết chút đỉnh về thuốc nên định bụng sẽ mua thuốc về bán thêm kiếm chút đỉnh. Một hôm tôi trượt chân té xuống con suối. Đồng bào dân tộc đã vớt tôi lên. Học trò tôi đi bộ 30km mua thuốc băng bó vết thương cho tôi. Các em đem tặng tôi thịt rừng và cá suối ăn không hết. Chỉ tính phần quà không thôi, giá trị gấp ngàn lần những viên thuốc tôi định bán cho họ…

P. Nguyễn Thành Ngã
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 402)

Lạc thú (Đào Đức Tuấn) – Truyện ngắn 100 chữ

– Làm gì đứng đó?
– Vợ chợ…

Lần đầu tiên tôi chở vợ đi chợ. Ông đứng cạnh, lầm bầm:
– Làm gì trỏng mà lâu dữ hổng biết…
Chắc cha này có hẹn bạn nhậu. Ông đang đọc báo, xoay qua:
– Mình chở mấy bả đi chợ coi như đỡ tốn năm trăm gởi xe…

Chùm cặp mắt đàn ông chốc chốc dõi phía ngõ chợ. Rồi một ông, một ông… nổ máy lao đi.

Về nhà, vợ tôi triết lý:
– Mấy ông nhiều chuyện chơi, phải cho chị em tui hưởng chút lạc thú dạo chợ chớ!…

Đào Đức Tuấn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 429)

Lấy chồng xa xứ – Dương Thị Huỳnh Mai

Tôi còn nhớ má hay kể: “Từ lúc lấy chồng. Má theo ba đi biệt xứ tới giờ vẫn chưa lần nào được về thăm quê Ngoại. Ngoại con nhớ má và các cháu, thân già phải lặn lội tìm tới thăm”.

Vài năm sau, Ngoại già yếu. Tôi không thấy Ngoại lên thăm nữa!… Má tôi đột ngột qua đời. Ngoại hay tin, nhờ người viết thư thăm hỏi: “Má bây tại sao mà chết? Viết thư cho Ngoại biết ngày giờ chết để Ngoại còn cúng cơm cho má tụi con”.

Dương Thị Huỳnh Mai
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 442)

Lẽ thường (Trần Chi) – Truyện ngắn 100 chữ.

Họ nói chuyện với nhau hàng giờ liền không chán như bao cặp tình nhân đang yêu khác. Gọi điện thoại hẹn chiều gặp cũng mất gần nửa tiếng đồng hồ. Có cảm giác như thời gian không bao giờ đủ cho họ.

Những tưởng hôn nhân sẽ là cơ hội họ có thể nói với nhau nhiều hơn… Nào hay, tiếng nói đối với họ giờ đây như một thứ của cải có giới hạn. Mà ngày xưa họ xài quá nhiều rồi.

Trần Chi
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 421)

Lời con trẻ – Ngọc Chi

Lời con trẻ
(Thương tặng Trung Quốc yêu quý của dì)

Cu Xệ lên năm. Thông minh và ngộ nghĩnh nên được mọi người rất thích. Tết rồi dành dụm tiền lì xì để mua một cái đầu lân. Chiều mồng một mừng tuổi bà nội về, cu Xệ cầm tờ năm ngàn đưa cho mẹ, nói như thanh minh: “Con nói bà nội đừng cho tiền mà bà nội cứ biểu con lấy hoài!”. Ngạc nhiên, dì Ba hỏi: “Sao vậy con?”. Cu Xệ đáp, vẻ áy náy: “Vì bà nội nghèo khổ lắm, đâu có tiền mà cho”.

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 453)

Lời hứa – Hải Âu

Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.

Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo giòng thời gian.

Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ đứng thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh òa khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi… cả năm qua con ngoan… không hư một lần nào…”

Hải Âu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 414)

Lời trẻ (Hải Âu) – Truyện ngắn 100 chữ

Anh là người chu đáo. Noel nào anh cũng dành thời gian để chuẩn bị quà cho con. Cũng như nhiều ông bố khác, anh nói đó là quà của ông Noel. Và anh cũng thương nói với con là nó càng ngoan thì nó sẽ nhận được phần quà càng to như là một cách dạy con khéo léo.

Một sáng Noel, nhìn thằng bé mắt sáng rỡ khi mở gói quà anh cảm thấy lòng vui vui. Chợt thằng bé ngước nhìn anh và hòi: “Sao con thấy bố cũng ngoan mà ông già Noel không cho bố quà?”.

Hải Âu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 416)

Lý do – Lê Nghi Tùng

Lý do

Giờ ra chơi. Bi đánh nhau với mấy đứa bạn cùng lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt, mũi bê bết đất. Vào lớp thầy phân xử. Hỏi lý do, Bi đáp: “Chúng nó bảo con là con hoang, không có bố”. Thầy lặng nhìn xa.

Ngày xưa, thầy cũng đánh nhau với các bạn vì lý do đó.

Lê Nghi Tùng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 520)

Loài chim không bay – Tuyền Minh

Nhừ Minh chuyển đến nơi ở mới. Mừng tân gia, chú Út tặng cho Minh con chim khướu. Ngoài giờ học, Minh líu ríu với chim nơi hàng hiên. Chừng tuần sau, Minh phát hiện cô bé nhà bên thường chăm chú nhìn Minh chăm sóc chim với đôi mắt một mí thật dễ thương nhưng buồn lạ

Vốn tính xởi lởi, nó xách ù lồng chim lại tường rào giơ lên làm quen: “Bạn thích nuôi chim không? Bạn tên gì?”

Cô bạn mới chầm chậm lăn chiếc xe lăn lại gần song sắt tường: “Em là Hoàng Yến!”

Tuyển Minh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 391)

Ly sữa – Bùi Nguyễn Quý Anh

Ly sữa

Con không uống sữa nữa đâu! Ghét mẹ quá!

Chị sững sờ khi nghe cu Bim gào lên như vậy. Phải, hồi đó chị cũng từng gào lên như thế với mẹ… Ngày ấy, đất nước mới giải phóng, cuộc sống rất khó khăn song mẹ vẫn cố gắng để chị có thêm một ly sữa Ông Thọ uống mối sáng. Dần dà đâm ngán, mỗi khi bị mẹ ép uống sữa, chị bắt đầu vùng vằng và gào lên “Con ghét mẹ! Con ghét sữa!”. Lúc ấy, mẹ chỉ buồn rầu nói “Đừng ghét mẹ! Phải tội”…

Ôm Bim vào lòng, chị bật khóc vì nhớ mẹ.

Bùi Nguyễn Quý Anh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 516)

Lưu Bình Dương Lễ ngày nay (Lê Khắc Việt) – Truyện ngắn 100 chữ.

Lễ Và Bình đôi bạn chí cốt, thuở hàn vi cùng mài đũng quần trên giảng đường. Lễ đắc chí làm quan to, Bình vẫn lận đận kiếp thứ dân. Một hôm Bình đến nhà thăm Lễ, người bảo vệ khinh khỉnh nhìn chiếc ”Su 100 năm” của Bình rồi hất hàm:
– Ông gặp ai?
– Tôi là Bình, bạn học cũ, đến thăm ông Lễ.

 Người bảo vệ biến vào trong rồi trở ra:

 – Chắc ông lầm? Ông giám đốc nói không nhớ có quen ai tên Bình cả!

Bình trở ra, tai ù ù nghe văng vẳng tiếng cười nhạo của nàng Châu Long: “… xưa rồi Diễm ơi!”.

Lê Khắc Việt
(Nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Màu đỏ hoa hồng – Nguyễn Thị Minh Tú

Màu đỏ hoa hồng
(Thương tặng Má nhân dịp lễ Vu Lan)

Ngày má tôi còn nhỏ, mùa Vu Lan năm nào ngoại cũng dắt lên chùa Thiên Mụ để hành lễ và má được cài một bông hồng màu đỏ trên áo. Má ngây ngô hỏi ngoại sự tích lễ Vu Lan và bông hồng tượng trưng cho điều gì, ngoại nhẹ nhàng giải thích, má nghe nhưng chẳng hiểu gì nhiều.

Hôm nay, sau bao năm ngoại không còn nữa, má tôi trở lại thăm chùa vào đúng dịp lễ Vu Lan, người ta hỏi má còn mạ hay không? Mắt má bỗng ngấn lệ, người ta cài cho má một bông hồng màu trắng. Nhìn màu đỏ trên áo người qua lại, lòng má xót xa thầm gọi “mạ ơi!”.

Nguyễn Thị Minh Tú
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 470)

Má và các con – Lan Vi.

Truyện ngắn 100 chữ – Kiến Thức Ngày Nay.

Hiền và Hòa là anh em sinh đôi, cùng học một lớp. Đang học lớp 9, Hiền xung phong đi bộ đội, chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Sau khi xuất ngũ, Hiền trở về quê làm ruộng. Hòa được đi học nước ngoài, tốt nghiệp về công tác trong ngành hải quan. Khi mua dược nhà ở thành phố, Hải ngỏ ý đón má lên ở cùng. Má nói: ”Má ở với thằng Hiền, nó đau yếu luôn, có gì má còn phụ đỡ nó”.

Lan Vi
(Nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Mê khúc – Kim Thúy

Mê khúc
(tặng gia đình 107)

Lúc mới dọn nhà, ông hay đùa: – “Người quân tử phải chọn đại lộ mà đi”… khi ai đó bày ông đi ngõ tắt.

Đùng một cái bà nghe người ta kể “hay gặp ông…” – Hỏi, ông bảo: “Tiểu lộ ít người dễ đi…”.

Rồi “tiểu lộ” cũng dần… bại lộ, mà “đại lộ” thì vẫn cứ bất biến. Đàn ông mà… Chỉ thích “thêm” chứ ít ai muốn “bớt”/

Chiều nay, bà vẫn chăm sóc bàn tay ông, dù giận. Vàng rơi trên sợi bạc. Ông trộm nhìn. Chợt bàng hoàng “mới đó mà”…

Sao đại lộ đã hoàng hôn?

Kim Thúy

(nguồn: Kiến thức ngày nay số 484)

Mùa cá bông lau – Võ Thành An.

Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.

Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa chị thích nhất món cá này?”

Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.

(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Mùa thi – Võ Thành An.

Mùa Thi

Năm tôi thi tốt nghiệp, bấy giờ gọi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số đón tôi ở trường thi cốt đề hỏi: “Con làm bài tốt không?” Sợ ba nhọc lòng tôi nói: “Ba ở ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được”.

Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: “Ba con có đến không?” Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo: “Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu”.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Mùi của má – Ngô Văn Vĩnh

Mùi của má

Chị Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều, trời bão, chị ngủ lại nhà người quen. Chạng vạng, ở nhà ai cũng lo lắng.

Tối. Sau khi ăn bữa cơm chiều muộn, anh Năm ru bé Tuấn trên võng, ba chị em Hồng Diệu nằm nhớ má trên giường. Bỗng Hồng Tươi kéo chiếc áo cũ sờn của má đưa lên mũi hít một hơi dài. Hồng Thắm, Hồng Diệu cùng giựt chiếc áo: “Em hửi miếng…”, “Tao hửi với… “. Chúng nó hít thật sâu mùi thân quen của má. Anh Năm ru con không thành lời.

Ngô Văn Vĩnh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 403)

Mùi thơm hương bài – Trần Huy

Ngoài sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu, tất cả để lại Hà Nội, một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ. Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt để nuôi ông ăn học…

Hai mái đầu bạc của hia mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài…

Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương…

Trần Huy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 353)

 Mắm ruốc (Nguyên Vũ) – Truyện ngắn 100 chữ.

Hồi ở quê, mùa mưa bão nước ngập trắng đồng. Dù đường sá đi lại khó khăn nhưng mẹ vẫn ngày hai buổi chạy chợ để anh em tôi có được cái ăn. Chiều sẫm, bên nồi cơm bốc khói, mắm ruốc thơm lừng, cả nhà quây quần, không khí vô cùng ấm áp dù bên ngoài tiết trời đang đông.

Giờ. Có nhà thành phố. Vợ con đuề huề. Mắm ruốc được vợ đánh hột vịt kho chung thịt mà chẳng thấy ngon. Phải chăng thiếu mùa đông lạnh giá? Thiếu cái chặc lưỡi của cu Phong? Hay vắng bóng mẹ tất tả dưới mưa, băng lũ vượt đồng của mẹ?

Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 423)

Mẹ & Má (T.T.A.H) – Truyện ngắn 100 chữ.

Chị ở nhà chồng. Nghe mẹ bệnh nặng, tính về chăm mẹ mươi hôm. Mới hai ngày, mẹ bảo chị phải về với chồng con.

Chị xin được việc làm nơi khác, tạm sống xa chồng. Mỗi tuần, thứ bảy, chủ nhật, anh đều đặn ghé thăm.

Má chồng bị té, liệt nửa người. Bây giờ, vừa công tác, vừa chăm má, anh chỉ còn ngày chủ nhật dành cho chị. Vậy mà, một lần về thăm, chị nghe má chồng ca cẩm: “Nó chỉ biết có vợ con, ngày chủ nhật đâu chịu ở nhà với má”.

T.T.A.H.
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 400)

Mẹ tôi – Lăng Dũng

Mẹ tôi

Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ dắt con sơ tán khắp nơi.

Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm. Năm năm sau mẹ mới quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố. Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.

Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ òa…

Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ… mẹ lại một mình.

Lăng Dũng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 405)

Mẹ và chị – Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Mẹ & Chị
(Thương tặng Liên Cơ)

Mẹ mất lúc 46 tuổi với căn bệnh ung thư, mang theo nỗi lo vì các con chưa đến tuổi trưởng thành. Ba buồn, chỉ tìm niềm vui trong men rượu. Cơm, áo, gạo tiền… đè nặng trên đôi vai của chị. Lo tiền cưới vợ cho thằng Út, lo cho đứa em kế vốn làm ăn, lo bữa cơm hàng ngày cho cả gia đình. Nỗi lo của mẹ giờ đây đã được chị gánh vác.
42 tuổi, chị nhắm mắt ra đi cũng với căn bênh quái ác như mẹ, lại mang theo những nỗi lo: sức khỏe của ba, hạnh phúc của chồng, tương lai của cháu…

Nguyễn Thị Tuyết Trinh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 384)

Mẹ! – Diệp Quốc Việt.

Nhà chỉ có một đứa con gái. Mẹ cưng như trứng mỏng. Lo từng miếng ăn giấc ngủ. Khuya không ngủ được, mẹ lui cui dưới bếp làm việc thật nhẹ, thật khẽ, sợ con thức giấc.

Vậy mà con gái cũng nhăn nhó vì những tiếng động, khẽ khàng đó.

Rồi con gái có chồng xa, giấc ngủ nào cũng mơ về những vườn cây, ngọn cỏ. Những miếng dưa mắm cong queo và những cái hột mít luộc nóng hổi, bùi bùi…

Rạng sáng, chồng lục đục chuẩn bị đi làm. Trong giấc ngủ mơ màng, con gái tưởng mình đang nằm ở nhà và nghe lại âm thanh quen thuộc. Giật mình gọi: Mẹ!

Ngoài trời, tuyết rơi dày đặc, vì mùa đông đang về…

Diệp Quốc Việt
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Mốt cũ – Đỗ Thị Hồng Ngọc

Mốt cũ

Thuở nhỏ, nhà nghèo. Tết đến má cũng dành dụm ít tiền mua quần áo mới cho chúng tôi. Mừng vì được mặc áo mới nhưng chị em tôi đứa nào cũng méo mặt, áo thì rộng, quần thì ngắn khỏi mắt cá. Chúng tôi phàn nàn, má bảo: mua rộng để khi lớn mập ra thì còn vừa chứ. Bảo ngắn, má nói: ngắn thì dễ chạy việc chứ sao. Lý do nào cũng hợp cả. Năm tháng đổi thay, bây giờ đầy đủ cả, không hiểu tại sao tôi vẫn thích mặc những mốt cũ của ngày xưa…

Đỗ Thị Hồng Ngọc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 491)

Mồ côi – Nguyễn Văn Hùng

Mồ côi

Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm: – Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.

Bố cu Hải vỗ về con rồi nói: -Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con. Cu Hải không hiểu những cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.

Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ: – Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên.

Nguyễn Văn Hùng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 342)

Một chiều hè – Thủy Bình

Một chiều hè

Thế là tòa xử ly hôn sau mười năm ngày hòa giải không thành. Chị và anh đứng dậy bắt tay nhau. Chị đợi anh đi trước. Anh lại nhường chị. Chủ tọa nhìn anh và chị, lắc đầu.

Đó là một chiều hè của nhiều năm về trước. Nghe đâu anh vẫn một mình và miệt mài với công việc nghiên cứu.

Chị thắp nến giữa một chiều hè.

Tiếng con gái: :Trời nóng thế mẹ thắp nến lằm gì?”.

Giọng chị như mơ: “Cho sáng nhà con gái ạ”.

Thủy Bình
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 387)

Một chiều thu – Dương Hồng Sơn

Một chiều thu

Một chiều thu năm 1970, sau khi đã nhận quân trang và lên xe chuẩn bị hành quân vào Nam tại nơi giao quân ở công viên Thống Nhất, đột nhiên tôi nhảy vội xuống xe đến trước mặt một cô gái có hai bím tóc dài đứng dưới gốc cây xà cừ. “Anh là sinh viên lên đường nhập ngũ đợt này, em ở lại học giỏi nhé”. Sau phút bối rối, cô nói: “Em chúc anh đi chân cứng đá mềm, lập nhiều chiến công và sẽ trở về Thủ đô tiếp tục học đại học. Em tặng anh chiếc bưu ảnh”…
Chiếc bưu ảnh với hình Hồ Gươm và lời chúc “chân cứng đá mềm” của cô, tôi mang theo suốt những năm trong quân đội. Chỉ tiếc rằng tôi đã quên không hỏi tên và địa chỉ của cô.

Dương Hùng Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 441)

Một nửa – T.T

Một nửa

Thuở còn đi học, bạn nói với cô vẻ ganh tỵ: “Bồ chỉ cần học một nửa là thi đậu”. Cô mỉm cười cố giấu vẻ tự hào. Ngày nhận việc, nhìn thành tích của cô trong mớ bằng cấp dày cộm, sếp phán: “Em chỉ cần nửa tháng là thành thạo nghiệp vụ”. Thật vậy, dường như trên đời không có việc gì là quá khó đối với cô.

Thời gian trôi qua, bạn bè đứa nào cũng có đôi. Gặp cô, chúng hỏi: “Một nửa của bồ đâu?”. Cô cười bối rối. Việc ấy nào dễ dàng gì.

TT
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 392)

Một tấm lòng – Kim Thúy

Một tấm lòng
(Tặng hai chị em Tu-Lô)

Con bé dừng xe đạp.Taycầm quả, mắt nhìn người bán hoa trước cổng, thằng em chậm chạp leo xuống. “Nhanh”, con chị gắt “Muốn gì nữa?”. Thằng bé xịu mặt – “Mua cho em cái bông hồng nữa hả?”. Thằng bé tươi tỉnh hẳn trước cô-tiên-chị.
Chiều về, chị ghẹo con: “Sao rồi. Tặng quà cô thích không? Điệu quá, lại còn tặng bông hồng nữa chứ”. Thằng bé hồn nhiên: – “Đâu có, bông hồng là con tặng cho cô lớp cũ mà”.

Kim Thúy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 449)

Mợ tôi – Dương Thanh Vân

Mợ tôi

17 tuổi, mợ về nhà tôi, tóc dài, da trắng, môi đỏ như son. Mẹ tôi đi làm ở xa, suốt ngày tôi quấn lấy mợ, thích nhất là được ăn món bánh tằm nước cốt dừa mợ làm. Cậu tôi sống vô lo, lại nghiệm rượu, nhờ gánh bánh tằm ngon có tiếng, mợ chống đỡ được những khó khăn…

Tuần rồi, tôi rước mợ lên Sài Gòn. Bốn mươi năm làm dâu, đây là lần đầu tiên mợ rời cái thị trấn nhỏ bé của mình để đi thành phố. Cậu bị viêm gan phải điều trị dài ngày…

Dương Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 516)

Mưa – Ngô Thị Ngãi

Mưa

Mưa! Hà Nội, phố trắng xóa mịt mờ. Mình con nơi gác trọ ước thật nhiều mưa rơi. Chiều nay, lại mưa! Trời đất muốn giao hòa. Thơ con dường như có cánh.

Mưa! Quê nhà, ruộng muối của mẹ thành hư không, mái nhà thêm nhàu nát. Cầm lá thư của con gái trên tay, mẹ nén tiếng thở dài. Sáng mai tất tả ngược xuôi, mẹ chạy vạy sao cho kịp tiền gửi con trước ngày thi.

Mưa! Con hóa nhà thơ. Mẹ còng lưng thêm một chút.

Ngô Thị Ngãi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 397)

Mưa đầu mùa – Nguyễn Thanh Xuân

Mưa đầu mùa

Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy người đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh. Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như “cá gặp nước”, những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải bỏ đi. Tôi tỏ ý khó chịu, mẹ chỉ cười buồn bảo: “Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó…” – Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng…

Nguyễn Thanh Xuân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 415)

Nén hương lòng – Nguyễn Thị Tuyết

Nén hương lòng

Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Ngày thi đậu vào trường sư phạm Qui Nhơn. Mẹ tôi tiễn tôi đi. Rồi ngày ra trường, tôi chọn nhiệm sở ở miềnNam. Mỗi lần Hè, về thăm mẹ, khi đi mẹ hay nói: “Mỗi lần con về rồi lại đi, nhà vắng lắm”. 32 năm trôi qua. Vẫn vậy.
Ngày mẹ mất, tôi về thì mẹ đã nhắm mắt. Tôi khóc: “Mạ ơi! Sao mạ bỏ con mà đi?”. Nhưng tôi chợt thấy lòng quặn thắt: Trong một ý nghĩa nào đó, tôi bỏ mẹ mà đi đã 32 năm nay sao ngày mẹ còn sống, tôi không nghĩ ra. Giá mà ngày đó tôi chọn nhiệm sở ở Huế!
Mạ ơi, tha thứ cho con.

Nguyễn Thị Tuyết
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 449)

Nó (Quỳnh Châu) – Truyện ngắn 100 chữ

Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ – Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để  tay lên ngực trái, dỗ dành: “Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!”. Vậy là nó nín.

Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: “Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!” rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

Quỳnh Châu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 416)

Nắm xôi dưới thùng – Ngô Văn Liệu

Nắm xôi dưới thùng

Ở quê tôi có lệ là mỗi lần nhà bà con có kỵ giỗ, người ta thường “cúng” một mâm xôi thay cho những lễ vật khác. Xôi được hong trong một thùng dài, bên ngoài quấn thêm một vài thứ lá nên mùi vị rất thơm và ngon.
Hồi nhỏ, sáng sớm tinh mơ, mỗi lần mẹ tôi “nối” xôi đi đều không quên để lại cho tôi một nắm nhỏ dưới thùng cho bữa sáng.
Bẵng đi mấy chục năm, món ngon gì tôi cũng đã nếm, xôi gì tôi cũng đã ăn nhưng có lẽ không món nào có thể sánh với “nắm xôi dưới thùng” của mẹ tôi ngày trước.

Ngô Văn Liệu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 428)

Nếp nhà – Nguyễn San

Nếp nhà

Ba có năm người con. Đứa nào cũng được ăn học đàng hoàng. Tôi dạy học ở một huyện xa. Thằng em kế đi thanh niêm xung phong rồi ở lại lâm trường tận miền Đông. Hai cô em gái có chồng thi thoảng mới ghé được nhà. Hoảng quá, thằng Út mới ra trường ba đã bắt cưới vợ bảo là để có người giữ từ đường.

Năm nay ba đã nghỉ hưu. Ngày mồng một tết, con cháu về đông đủ, duy chỉ thiếu vợ chồng thằng Út. Nó đang cùng bạn bè du xuân. Bữa cơm gia đình đầu năm, ba bần thần nhìn lên bàn thờ rồi chợt ngóng phía trời Tây.

Mồng một tết Nhâm Ngọ 2002
Nguyễn San
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 418)

Nối bước – Nguyễn Thị Hồng Tiên

Nối bước

Ngày xưa, ba cưới mẹ về. Khi mẹ có mang con được 6 tháng thì ba tình nguyện lên đường sang nước bạn Campuchia làm nhiệm vụ. Ba năm sau ba trở về với đôi chân đã để lại chiến trường. Mẹ khóc.

Ba nhìn đôi chân của con rồi an ủi mẹ: “Mình đừng khóc nữa, đôi bàn chân của tôi vẫn còn đó, mình thấy không?”.

20 năn sau, đôi bàn chân nhỏ ngày nào bây giờ đã đứng vào hàng ngũ những đồng chí, đồng đội của ba.

Nguyễn Thị Hồng Tiên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 498)

Nỗi niềm – Kim Thúy

Nỗi niềm

Cái điệp khúc ấy má tôi nhắc hoài mỗi khi bà soạn tủ: “Ba con không thích má cho ai quần áo cũ. Ông nói: Thà mình cho họ một số tiền, anh không thích hương áo em lại đưa cho người khác mặc…”.

Giờ, hương xưa còn giữ lại, người xưa đã đi xa… Chiều nay, má đẩy sang tôi mớ quần áo cũ. Tôi chọn một bộ cho chị bán ăn ở vỉa hè, để bao lần phải ngoảnh mặt đi mỗi khi thấp thoáng bóng dáng của mẹ tôi đang tất tả ngược xuôi trên hè phố…

Kim Thúy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 418)

Nỗi đau – Vũ Thoảng

Nỗi đau

Giờ chấm bài, cả lớp im thin thít. Tôi gọi:

–          Dũng! Lên đây!

–          Dạ!…

Không như những em trước. Dũng chỉ nhăn mặt, mỗi khi chiếc thước kẻ tôi quất lên mu bàn tay. Tôi càng giận cứ thế vụt cho chừa cái tính viết ẩu. Mu bàn tay của Dũng rớm máu…

Gần 30 năm sau, từ chiến trường. Dũng trở về thăm tôi. Em ôm chầm lấy tôi bằng cẳng tay còn lại:

–          Thầy! Thầy!…

–          Em! Dũng…

Tôi thảng thốt như vẫn thấy cái bàn tay non nớt, rớm máu của em ấm ở sau lưng.

Vũ Thoảng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 334)

Nước mắt – Mạnh Hùng

Ba vốn chỉ huy quân đội, tính cương nghị. Ba dạy: “Con trai không được khóc, khóc là yếu mềm”.

Đi học bị bạn đánh, không đủ sức chống lại, một vết bầm ở mắt. Chạy vội về nhà, thấy ba đứng trước cửa, tôi thinh lặng, cúi đầu bỏ đi.

Ngày nhập ngũ, mẹ khóc rất nhiều, còn ba thì không. Tôi nhìn ba, nhìn mẹ, rồi ra đi, không khóc.

Chiều nay bên quan tài mẹ, ba đứng lặng yên, cúi đầu, rồi đưa tay rút khăn mùi xoa. Ba khóc. Tôi nhìn ba, nhìn quan tài mẹ, mắt cay xè.

Mạnh Hùng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 417)

Nước mắt – Nguyễn Vĩnh Nguyên

Nước mắt

Ông mất. Nhà rộng. Bà sống hằng ngày lặng lẽ như chiếc bong. Mỗi sáng, trước khi dâu con đi làm, bao giờ bà cũng dặn chúng đón ảnh của ông và lư hương xuống đặt ở thành giường vì bàn thờ cao quá. Con trai lầu bầu. CÒn con dâu bĩu môi.

Bà lặng im…

Hôm bà mất, đứa con trai dời ảnh của ông bà lên bệ thờ cao, nó phát hiện ra cát trong lư hương đã vón cục. Tuyệt nhiên, không có chân nhang nào.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(Kiến thức ngày nay số 404)

Nước mắt con trai – Trần Huy

Bố mất, anh đón mẹ ra thành phố. Anh chị đi làm từ sáng đến tối, cháu đi mẫu giáo, bà ở nhà một minhg! Anh chị chắt chiu mua chiếc ti vi cho bà xem đỡ buồn. Mắt kém, màn ảnh lòa nhòa, bà ngồi im rồi tắt đài đi nằm… Anh chị lại cố xoay xở mua chiếc các-xét cho bà nghe tin tức. Nặng tai bà chẳng nghe rõ!…

Ngồi nhìn mẹ, hai hàng nước mắt anh trào ra…

Trần Huy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 387)

Nước thoái (Nguyên Vũ) – Truyện ngắn 100 chữ

Nàng là kỳ thủ, chuộng lối đánh thần tốc. cuộc cờ cũng như cuộc đời chẳng biết nhượng bộ một ai. Phong cách thi đấu lấy công làm thủ, cộng với tài nghệ phi thường khiến nàng vang danh đấu trường quốc tế. Nhưng rồi nàng cũng thất bại trước ván cờ cuộc đời: chàng đã ra đi vì không chịu nổi một người luôn áp đảo. Trống trải. Đau buồn. Tuyệt vọng. Giờ, nàng chỉ biết ân hận, trách mình sao chẳng biết thoái lui. Nhưng, than ôi! Với quân “ngã” thì dù cao cờ đến đâu người ta cũng khó mà đi được 1 nước thoái!!!

Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 421)

Ngày giỗ – Cao Thị Thanh Vân

Ngày giỗ

Còn một tuần là giỗ ba, anh Hai họp anh em lại: “Coi khách mời gồm những ai, làm gì cúng, đãi khách cho tươm tất”.

Cả tám anh em ai cũng đi làm, cũng có bạn bè, cấp trên, cần phải ngoại giao, trả ơn. Sau cùng thống nhất mười bàn.

Ngày giỗ, sau khi khách về hết, bữa cơm gia đình dọn ra, nhìn thức ăn toàn ngon và nhiều, cu hưng mếu máo: “Tội ông ngoại hả mẹ, giỗ ngoại mà ngoại chẳng ăn gì, chỉ nhìn cười, còn ai cũng được ăn ngon, lại vui nữa… “

Cao Thị Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 328)

Ngày sinh nhật đầu tiên – Xuân Vy

Ngày sinh nhật đầu tiên

Tối nay, bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: “Hôm qua, sinh nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, mẹ nhỉ?”. Mẹ lặng thinh, mắt đỏ hoe! Sợ mẹ khóc, bé vỗ về: “Đừng khóc mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!”. Bỗng nhiên, mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi òa theo.

… Ngày ấy, cái ngày mà tòa án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.

Xuân Vy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 405)

Ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng – Diệu An.

Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến – ông nội già yếu. Và cho đến một ngày – ngày ông nội mất.

Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?

Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?

Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?

Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.

Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.

(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Ngày thứ bảy – Đ.T

Ngày tứ bảy

Thuở bé tôi luôn luôn chờ đợi ngày thứ bảy. Vì đó là ngày ba tôi thường đưa cả nhà đi ăn tối, đi xem phim.

Đến tuổi dậy thì, ngày thứ bảy càng đáng yêu hơn vì đó là ngày tôi đến nơi hẹn với người yêu. Khi lập gia đình, tôi cũng mong ngày thứ bảy để được nghỉ việc, được giặt ủi quần áo, dọn dẹp nhà cửa… Và bây giờ tôi sợ ngày thứ bảy! Đó là ngày chồng tôi họp bạn nhậu, con tôi hẹn với người yêu, tôi hoàn toàn cô đơn.

Đ.T
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 397)

Ngậm ngùi – B.X.Đ

Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gối bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán.

Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách. Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, gọi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gát dầm, cúi mặt khóc.

Nước mắt má làm xuồng quay ngang!

B.X.Đ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 316)

Ngụ ngôn nhà gấu – T.T.Y

Ngày xưa… Nhà gấu ở trong rừng. Rừng thì nghèo bởi luôn bị con người tàn phá; lũ ong lại ham chơi chẳng chịu làm ra mật. Cuộc mưu sinh của nhà gấu thật nghiệt ngã.

Những năm tháng thanh xuân cơ cực vì phải lo toan cho đàn con, gấu bố già cỗi chẳng còn sức để tự hái lá rừng cho chính cả mình. Trở nên gánh nặng của gia đình, ngày kia gấu bố lặng lẽ tách khỏi bầy. Lũ gấu con vẫn lớn lên trong nỗi hững hờ. Duy chỉ có gấu mẹ lang thang đi tìm chồng. Nhưng rừng thì mênh mông, biết tìm gấu bố ở đâu?

T.T.Y
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 418 – trang 64)

Nghề cao quý – Thanh Sử

Nghề cao quý

Về hưu, chị mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học giỏi nhất, và cũng ngoan hiền nhất. Chị tận tình chỉ dạy còn cô bé chăm chỉ học, thầy trò vô cùng tâm đắc… Chị hình dung đến một ngày cô bé đừng trên bục giảng…

Hôm nay, khi chị ưởm thử: “Con có thích trở thành cô giáo không?”, cô bé không ngần ngừ một giây, mạnh mẽ… lắc đầu!

Chị cảm thấy hụt hẫng. Sao cô bé lại dứt khoát đến thế… Nghề giáo vốn là nghề cao quý… Hay là… Nhìn lại cảnh nhà thanh bạch, chị thở dài…

Thanh Sử
(nguồn : Kiến thức ngày nay số 387)

Nghề của mẹ – Võ Thành An

Nghề của mẹ

Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm.

Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…

Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.

Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày số 404)

Nghỉ lễ (Nguyễn Tuấn Kiệt) – Truyện ngắn 100 chữ

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.

Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.

Nó hứa.

Lễ đến, ông hớn hở chờ đón nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.

Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa… “.

Nguyễn Tuấn Kiệt
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 420)

Nghịch lý – Nguyên Vũ

Nghịch lý

Thời sinh viên, mỗi lần đi đá bóng anh phải ngồi chờ.

Sân nhỏ, người đông. Thắng ở, thua ra. Được vào sân, ôi thôi đá “bốc” vô cùng.

Giờ là trưởng phòng. Mỗi lần giao hữu với công ty bạn là đá sân thảm cỏ. Rộng dài tiêu chuẩn. Ra sân, bên trái, phải, trước, sau toàn là sếp cả. Họ “cày” không nổi, tất thảy giục anh chạy như điên.

Mỗi lần có giải, anh mong được đá sân nhỏ. Ước có được hôi 3. Thèm thất bại để được ra nghỉ… như thuở sinh viên ấy mà!…

Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 409)

Ngoại (Ngọc Vân) – Truyện ngắn 100 chữ.

Nó luôn khó chịu, cho Ngoại lẩm cẩm: mở nước to, Ngoại nhắc; ra ngoài, Ngoại tắt quạt ngay. Có lần nó gắt: “Ngoại già rồi, lo nhiều chi cho mệt!”. Ngoại nghe. Thở dài, sườn sượt.

Ngoại về quê. Nó mặc sức “tung hoành”. Cuối tháng, món lương công nhân ít ỏi vơi quá nửa vì phí điện nước, ba mẹ mắng nó tả tơi.

Tối về, biết chuyện, Ngoại lụm cụm lần giở gói tiền chắt chiu, bọc mấy lớp giấy báo, đưa mẹ . “Con cầm lấy. Má già rồi, cần gì đâu…”. Nó nghe. Òa khóc.

Ngọc Vân

Ngoại – Đinh Văn Hồng

Ngoại

Lúc nhỏ, ở quê đi học. Ngoại thường cắt dây chuối thắt quai chèo cho anh chèo ghe đến trường.

Đến khi lên thành phố học đại học, ba mua cho anh chiếc xe đạp để đến trường. Ra trường rồi anh làm giám đốc một công ty, đi làm có xe đưa đón. Bận rộn công việc anh chưa một lần về thăm ngoại.

Ngoại bệnh, nhận được điện tín anh về. Giọng yếu ớt ngoại nói: “Ngoại đã thắt quai chèo cho cháu, sao lâu quá… Không thấy… cháu về”.

Anh cúi mặt lặng thinh, dòng lệ tuôn trào.

Đinh Văn Hồng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 328)

Ngoại Bình – Tâm Bình

Ngoại Bình

Nghỉ hè, Bình về thăm Ngoại và ở lại với Ngoại ít ngày. Vườn Ngoại rộng nhiều cây trái. Ngoại Hiu quạnh, thui thủi một mình. Ngoại cũng có cậu Sáu – Liệt sĩ, đã 27 lần giỗ!

Bình lục lạo tủ sách, một tập nhật ký rơi ra. Ngoại thở dài: “Của cậu Sáu để mai mốt cậu về… “ Hai giọt nước mắt đọng trên má Ngoại.

Tâm Bình
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 325)

Nguồn cội – Ngọc Chi

Nguồn cội

Chị sắp có con đầu lòng, bao nhiêu niềm háo hức, mong đợi, hạnh phúc được chị thể hiện bằng cách sắm sửa cho con không thiếu thứ gì. Vậy mà hôm lên đón cháu về, má chị lại rầy: “Sao lại bận cho thằng nhỏ cái áo cũ mèm như vậy?”. Chị cười: “Má không nhớ cái áo này sao?”. Rồi nước mắt chợt rơi. Đó là cái áo má chị may bằng tay khi sinh chị mà chị còn giữ được tới bây giờ. Cái áo đó bốn đứa em của chị lúc nhỏ đứa nào cũng đã từng mặc qua…

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 480)

Người bạn – Thanh Vân

Người bạn

Bà Năm mất. Thằng con một mực đòi ông ở với vợ chồng nó. Thương con, ông bán căn nhà, mảnh vườn rồi lên thành phố. Ra đi ông chỉ xách theo con gà trống để làm bạn. Sống trong chung cư từ túng, may nhờ có con gà ông thấy khuây khỏa. Đột nhiên phát dịch cúm gà, quản lý chung cư cấm nuôi gia cầm. “Bạn ông” bị thu gom, tiêu hủy. Bây giờ, mỗi ngày ra vào ông thấy dư thừa chân tay, nhớ quê, nhớ vườn ruộng, nhớ tiếng gà gáy đến nao lòng…

Thanh Vân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 489)

Người Cha – Võ Thành An

Người Cha

Nhà có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên con trai với ba như người bạn tâm tình, đi đâu cũng đi cùng, cả khi ăn sáng, uống cà-phê…

Học xong đại học, con trai thành đạt, lấy vợ. Bận nọ cùng vợ vào quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng vợ đến chào ba, ba vui ra mặt bảo ngồi cùng ba đãi.

Bây giờ con trai mới hiểu, từ khi lấy vợ ba vẫn hay đi đâu đó một mình. Mẹ trách phải: “Con trai dễ quên cha mẹ khi… lấy vợ”.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 406)

Người dưng (T.T.A.H) – Truyện ngắn 100 chữ

Nhà chỉ một mẹ một con. Con gái lấy chồng, bà bắt rể. Khi cháu ngoại lên bốn, con gái lâm bạo bệnh mà chết, bà coi rể như con trai.

Nó đi bước nữa… Những đứa cháu lần lượt ra đời. Thêm người thêm việc, cũng một tay bà lo toan. Nó tính mướn người đỡ đần cho bà.

… Trong giấc trưa chập chờn bên nôi cháu, bà nghe tiếng “con dâu”: Bây giờ mướn người đâu có dễ, công xá đâu có rẻ. Bà là gì của anh mà anh xót?

Bà lắng nghe, nó nói gì… Không! Chỉ có tiếng mưa…

T.T.A.H
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 417)

Người tốt, người xâu – Dương Thị Hồng

Người tốt, người xấu

Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay đón đường xin quá giang.

Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.

Anh dừng xe chép miệng:

– Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.

– Xin ông hãy trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện.

Dương Thị Hồng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 406)

Nhà lá – Lê Hoài Thu.

Bà lưng còng vì một đời cấy gặt. Con cất nhà to, rộng nhưng bà chỉ quen ở căn nhà lá nhỏ kề bên. Suốt ngày bà chẳng chịu nghỉ ngơi, cứ làm đủ mọi chuyện: chặt củi, trồng rau, nhổ cỏ…

Con mua cây mai kiểng lớn giá mấy chục triệu. Nhà lá phải dở, nhường đất trồng mai. Đêm bà ngủ trong phòng có nệm êm mà vẫn trằn trọc.

Đợi lúc cả nhà ngủ say, bà mang gối mền xuống nhà chứa củi. Ở đó, có chiếc chõng tre đã cũ…

Lê Hoài Thu
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 566)

Nhà quê (Ngọc Chi) – Truyện ngắn 100 chữ

Nghe tính tiền hết gần năm mươi ngàn, chị nó tặc lưỡi xuýt xoa: “Mèn đét ơi. Sao mà mắc dữ vây? Nhiều đó tiền ở dưới đi chợ được mấy bữa”.

Nó nổi cáu, gắt chị: “Cứ nói hoài. Ở quê khác. Thành phố khác. Hà tiện như chị chắc người ta dẹp tiệm hết quá!”.

Hôm rồi về thăm nhà, thấy má lụi cụi bó lá dừa bán được hai, ba ngàn một ngày, nó chợt nhớ lại vẻ mặt tiu nghỉu của chị hôm nào. Nó thấy mắt cay cay…

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 422)

Nhón chân – Võ Thành An

Nhón chân

Mỗi lần đi làm về có thói quen tháo giày quẳng sang một bên. Mẹ không nói gì, ba nhắc nên nhẹ tay để mẹ nghỉ trưa; phần mình lại cứ hay quên.

Mẹ tôi thức khuya chuẩn bị hàng chạy chợ vào sáng sớm nên đối với mẹ giấc trưa rất quan trọng. Nhớ thuở nhỏ chẳng cần người nhắc ngang qua phòng mẹ là nhón chân cốt đi cho thật khẽ. Có khi thức giấc thấy tôi nhón chân mẹ cười không khen, không chê nhưng mãn nguyện.

Bây giờ mẹ không chạy chợ, nhưng tuổi già giấc trưa lại rất cần… nhưng mình không nhón chân như hồi xưa mỗi khi ngang phòng mẹ.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 457)

Nhớ mùa thi – Võ Thành An

Tôi thi tú tài, mẹ là người đón tôi ở nhà để hỏi: “Con làm bài tốt không?”

Ngày thi toán về tôi than: “Bài giải tích khó không làm được!”. Mẹ buồn theo nỗi buồn của tôi.

Tôi học sư phạm ngành sử-địa nhưng nghe tôi thi là mẹ tôi hỏi thăm: “Bài giải tích làm được không?”. Lần nọ tôi xẵng giọng: “Con có thi giải tích đâu”. Tôi thấy mẹ buồn.

Mười năm dạy học không có cơ hội thi nhưng mỗi mùa thi đến lại thèm được mẹ hỏi thăm… song sẽ chẳng bao giờ!

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 392)

Những lằn vôi trắng – Y Châu

Những lằn vôi trắng

Thuở nhỏ, mỗi lần có lỗi, tôi thường bị mẹ bắt nằm dài trên bộ ván, đặt cây roi trên đít, nghe bà thuyết giảng. Xong, mẹ cho nợ lại, tái phạm sẽ đánh một thể. Lần sau, cảnh ấy lại tái diễn. Lại cho mắc nợ. Mỗi lần vậy bà lấy vôi ăn trầu vạch lên cây cột nhà bếp một vạch.

Lớn lên, thành đạt thì mẹ không còn nữa. Mới đây về quê thăm nhà cũ, thấy cây cột nhà bếp vẫn còn, mang không biết bao nhiêu lằn vôi chi chít. Mới hay: mình nợ mẹ quá nhiều!

Y Châu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 325)

Những tờ báo của tôi – Bình An

Những tờ báo của tôi

Mẹ tôi già, nguồn giải trí duy nhất là đọc báo. Mẹ thích đọc những bài báo của tôi. Có bài tôi mua một tờ để đọc, tờ báo biếu để lưu. Tờ lưu tôi đã cất kỹ cho mới. Mẹ qua nhà tôi, lấy bào về đọc: “Mẹ đọc hết, không sót mục nào”. Bài viết của tôi, khi mẹ khen, khi mẹ chê. Thỉnh thoảng, cần lục tìm những tờ báo, không thấy, tôi cằn nhằn: “Đọc xong mà mẹ không đem qua cho con”.

Bị tiểu đường, mắt mẹ mờ. Đi khám. Có hai hạt cườm đang che lấp dần con ngươi. Chưa mổ được, vì phải trị hết tiểu đường. Mắt mẹ mờ dần. Những tờ báo của tôi bây giờ nằm im gọn gàng trên kệ, hàng ngày từng lớp bụi áo lên. Chẳng có ai qua lấy báo về đọc, để tôi có dịp cằn nhằn mỗi khi tìm không thấy nữa.

Bình An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 391)

Như thật – Nguyễn Vĩnh Nguyên

Như thật

Sinh thời, ông rất thích ăn trái cây. Con cháu ở xa, thi thoảng có đứa về thăm, biếu vài thức quả lạ, ông mừng lắm. Thế mà chẳng phải đứa nào cũng nhớ…

Ông mất. Mỗi dịp giỗ chạp, cháu con lại hạ mâm quả nhựa trên bệ thờ xuống rồi đặt lên đó cơ man nào là trái cây mọi miền, toàn loại hảo hạng cả, để ông được hưởng chút “hương hoa gọi là…”.

Vãn cuộc, chúng lại “truống đồ cúng” xuống, ăn tráng miện và đặt lên đó mâm quả nhựa đầy bụi bặm… Thứ quả nhựa, mà nhìn xa, cứ y như quả thật!

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 391)

Ông tôi – Lương Trọng Tuất

Ông tôi

Trong chiến tranh, một quả trái phá đã giết cha mẹ tôi, khi tôi còn ẵm ngửa. Ông nội phải nuôi tôi. Ngày ngày, ông cần mẫn bón từng thìa nước cơm, nước cháo nuôi tôi. Mỗi khi tôi khóc đòi mẹ, ông ẵm lên cho tôi bú vào đôi vú khô đét của ông. Mỗi tiếng khóc nấc lên là mỗi cái nhay kéo vú ông để tìm sữa…

Ngày tôi bỏ bú, đôi vú ông đã thành hai túm da bùng nhùng, chảy dài.

Lương Trọng Tuất
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 342)

Quay lưng, gật đầu – Hoài Ân

Quay lưng, gật đầu

Ngày ấy, ông bà nội phản đối ba mẹ tôi với lý do của người lớn không ai hiểu được… Ba đã từ bỏ mọi thứ để nhận lấy cái gật đầu của mẹ… Rồi anh chị tôi ra đời.
Chỉ còn một tháng nữa, tôi cất tiếng chào đời. Và cũng cũng với lý do của người lớn, ba quay lưng với mẹ, từ bỏ gia đinh. Mẹ cũng gật đầu. Vành nôi tôi chông chênh từ đó…
Hai mươi năm, cuộc sống cứ tiếp diễn… Ba mẹ anh đã phản đối với những lý do của người lớn không ai hiểu được. Hôm qua anh quay lưng và tôi cũng gật đầu. Hạnh phúc?… khổ đau?…

Hoài Ân
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 449)

Quà cho mẹ – Phạm Thị Kim Anh

Quà cho mẹ

Lúc còn nhỏ mỗi lần thấy mẹ đi chợ về là cô lại lao ra lục giỏ để tìm cái bánh hay gói phỏng ngô. Và mẹ chẳng bao giờ làm cho cô thất vọng cả.

Lớn lên, cô lập gia đình và có hai đứa con. Mẹ cô bây giờ đã già đi, suốt ngày bà quanh quẩn bên lũ trẻ. Mỗi lúc đi chợ về cô cũng hay mua quà cho con, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến mẹ. Cô không hiểu rằng những lúc ấy mẹ cô cũng thấy buồn và tủi thân.

Ngày mẹ ốm nặng phải đưa vào bệnh viện, cô mua nào là cam, nào là bánh nhưng mẹ chẳng thể nào ăn được nữa cho đến ngày mẹ ra đi mãi mãi.

Phạm Thị Kim Anh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 441)

Quà cho Ngoại – Bảo Ngọc

Quà cho Ngoại

Trước khi lên thành phố nhập học, tôi ghé thăm ngoại. Quà của ngoại là vô vàn dặn dò và 20 ngàn toàn tiền lẻ nhàu nát “cho con ăn quà”. Cảm động, tôi hứa: “Mốt con làm có tiền sẽ may cho ngoại bộ bà ba mới, đồ ngoại cũ hết rồi”.

Giờ, cầm mảnh bằng đại học chạy vạy mãi, tôi mới xin được vào một công ty tư nhân. Lương 500.000đ, trả xong tiền nhà chỉ tạm đủ tiền ăn. Ngoại tôi ngày mỗi già, quần áo vẫn cũ như ngày nào.

Bảo Ngọc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 330)

Quà sinh nhật (T. Hoa) – Truyện ngắn 100 chữ

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn tuổi học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”.

Chưa tan tiệc. Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi “Sao má chẳng ăn gì?”. Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…

T. Hoa
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 419)

Quà tặng – Kim Thúy

Quà tặng

Anh đặt gói quà trước mặt sếp, chúc sinh nhật tiểu thư.
Ba ngày rồi gói quà vẫn còn nằm đó. Rồi nó cũng được quan tâm tới nhưng lại ở dưới gầm bàn. Tờ giấy hoa bị xé toạc thô bạo, khe khẽ run dưới chiếc quạt trần.
Anh nghĩ tới con, nhớ ánh mắt đau đáu của chúng, nhớ cả lời ba anh khi đặt lại thùng bánh tây trước mặt người tùy phái già:
– “Đem về cho tụi nhỏ ăn đi. Anh biếu tôi nhưng chắc gì ở nhà con anh đã có…”.

Kim Thúy
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 475)

Quà tặng của Thượng đế (T.H) – Truyện ngắn 100 chữ.

Cô đã hơn một lần thủ thỉ với mẹ “Anh ấy là món quà quý giá nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con”, lần nào nghe xong mẹ cũng mỉm cười.

Cô đã yêu – yêu bằng tất cả những gì mà cô có được. Cô hồn nhiên và hạnh phúc bên anh mặc kệ bao thăng trầm của cuộc sống. Với cô, anh là phần đời quan trọng nhất.

Rồi một ngày kia, Thượng đế đến mang món quà của cô đem tặng cho kẻ khác.
Đêm nào cô cũng ôm gối mỏi mòn tự hỏi vì sao…

Mẹ nằm bên khẽ nén tiếng thở dài.

T.H
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 401)

Quạnh quẽ – Nguyễn Thiên Ý

Quạnh quẽ

Bố thân gà trống, vật lộn với vài công đất nuôi chị em tôi ăn học. Căn nhàn rách nát, bảo làm lại, bố xua tay:

– Làm chi rứa? Để dành tiền bọn mi đi học.

Ngày qua…

Chị Hà ra trường, đi làm, thư về:

– Con gởi ít tiền, bố sửa lại căn nhà. Cuối năm, con lấy chồng, nhà cửa rách nát quá, họ coi thường…

…Đám cưới xong, chị theo chồng, chúng tôi đi học xa.

Giỗ mẹ lần thứ 11, chị em tôi về nhà. Ngôi nhà gạch mới xây lạnh tanh, không còn ấm cúng như căn nhà lá ngày xưa.

Nguyễn Thiên Ý
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 415)

Sanh con gái – Dung

Sanh con gái.

Em dâu tôi có thai. Cả nhà đều mừng. Hy vọng lần này gia đình sẽ có cháu trai.

Sáu tháng, em dâu tôi đi siêu âm – bác sĩ chưa định rõ con trai hay gái. Đi siêu âm thêm lần nữa, cũng chẳng biết gì hơn. Đành chờ. Rồi ngày sanh cũng đến. “Con gái, 3kg500”. Mọi người có nét buồn trên mắt, những cũng ùa vào phòng vây quanh cô công chúa bé nhỏ với những nụ cười thân thương.

Mẹ tôi cầm tay cô con dâu út âu yếm:

– Con gái đầu lòng dễ nuôi, mau nhờ, con ạ.

Cô con dâu rơm rớm nước mắt quay đi, không dám nhìn mẹ chồng, thấy mình có lỗi.

Dung
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 328)

Sau trận chiến – Trần Thanh Hải

Sau trận chiến

Trong buổi cứu trợ nạn lụt, họ chợt nhận ra nhau. Ký ức xưa ùa về.
Ngày đó, sau trận giao tranh khôc liệt, anh bị thương khá nặng. Bên một con lạch nhỏ, anh đã gặp người sĩ quan khác chiến tuyến ấy nằm thoi thóp. Căm hờn sôi sục, anh nghiến chặt răng, đặt tay lên cò súng. Thế nhưng…
Tỉnh lại, thấy anh ngất lịm cạnh tôi với hai khẩu súng đều tháo đạn, tôi chợt hiểu. Tôi đã nợ anh, nợ mảnh đất này một tấm lòng!
Hai người lính già ôm chầm lấy nhau, cười vang cả bến sông.

Trần Thanh Hải
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 428)

Sách tặng – Võ Nguyên Vũ

Sách tặng

Trong khi chờ chị H, thu mua giấy vụn, cân đống sách báo cũ tôi vừa đem lại, bất chợt nhìn thấy một cuốn sách quen quen đang nằm một góc trong giỏ quang gánh của chị, tôi vội cầm lên và không tin vào mắt mình khi đọc dòng chữ “tặng D, nhân ngày sinh nhật thứ 17” mà người tặng không ai khác chính là… tôi. Thấy tôi cầm cuốn sách hơi lâu, chị H nói: “Có mua không tôi để lại cho, bao nhiêu tiền mà đắn đo mãi”. Ừ, mà không đắn đo sao được, hồi đó tôi phải nhịn ăn sáng gần một tuần để dành tiền mua cuốn sách này tặng D. Vậy mà… Tôi tự an ủi mình: chức D, sơ ý để cuốn sách, nên…

Võ Nguyên Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 453)

Sông An Cựu (Nguyễn Văn Niệm) – Truyện ngắn 100 chữ

Thuở nằm nôi, môi bà vang câu hò: “Núi Ngự Bình… Sông An Cựu”. Đó là nét khắc họa đầu đời cho ba cảm nhận vẻ đẹp quê hương. Tuổi biết nghịch nước, con sông thân thương cũng là khoảng trời riêng của ba và lũ bạn.

Càng lớn, dòng sông càng lưu tải đầy ắp kỷ niệm và quấn quit đời ba như định mệnh. Núi Ngự Bình vẫn còn đó nhưng nay trên bản đồ in tên Kênh Phủ Cam thay Sông An Cựu. Ba buồn hẳn đi, một mảng sáng ký ức bỗng mờ như mây giăng.

Nguyễn Văn Niệm
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 421)

Sầu riêng (Nguyễn Thị Bảo Anh) – Truyện ngắn 100 chữ

Biết bà thích ăn sầu riêng. Nghe chỗ nào có giống ngon, ông đều đến đó mua cây chiết về trồng. Mảnh vườn sau nhà của ông đủ các giống sầu riêng. Bà vui miệng bảo với ông: “Tới lúc mấy cây sầu riêng có trái thì tôi chết mất đất rồi”.

Nhưng giờ đây, bà nghẹn ngào đặt lên bàn thờ của ông quả sầu riêng chín đầu tiên trong vườn.

Sợ bà buồn, ba dọn về ở chung. Nhưng bà vẫn cứ buồn dịu vợi. Bởi đâu ai chia sớt được nỗi “sầu riêng”.

Nguyễn Thị Bảo Anh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 419)

Sợ (Mạnh Hùng) – Truyện ngắn 100 chữ.

Thấy đồ chơi đẹp con sung sướng chỉ tay muốn ba mua cho. Ba trừng mắt nhìn, không nói. Con sợ quá, quay lưng im lặng.

Đi học bị bạn đánh, về nhà tủi thân, đứng vào xó khóc. Ba nhìn thấy, trừng mắt quát lớn. Con sợ quá, im luôn.

Kinh tế khó khăn, ba càng trở nên nóng tính hơn. Lo nghĩ nhiều, ba mất sức. Nằm trên gường bệnh, má lặng lẽ săn sóc cho ba. Thấy thương, con bưng cho ba tô cháo. Ba quay lại nhìn, run quá, con đánh rơi.

Mạnh Hùng
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 423)

Sinh nhật – Lê Nguyễn Thục Quyên

Sinh nhật

Chồng mất. Vốn kiến thức đã mai một không đủ để kiếm việc làm. Chị xin làm công cho một cửa hàng bánh ngọt trong thành phố. Khách ra vào tấp nập, người chọn kiểu này, kẻ chỉ kiểu kia. Mệt, đói, nhưng vẫn phải tươi cười.

Khuya, chị trở về nhà. Bếp núc lạnh tanh. Đứa nhỏ hâm hấp nóng… Thằng anh nghèn nghẹn: “Buổi chiều con đưa em đi công viên, hôm nay sinh nhật em”.

Chị ôm con vào lòng, rơi nước mắt. Từ ngày anh mất, gia đình chưa có một bữa cơm chung.

Lê Nguyễn Thục Quyên
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 414)

Tình già (Nguyễn Thái Sơn) – Truyện ngắn 100 chữ

(Kính tặng ba má)
Đêm tối đen. Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây sào rồi đẩy đưa bâng quơ trên vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà…

Ông trách: “Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?”. Hạt bụi côm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: “Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?”

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 422)

Tình mẹ con – Phan Thị Ái Nguyễn

Tình mẹ con

Bà ngoại đã bảy mươi tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh. Nó chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện ăn ngủ của bà mà dốc sức lo cho mẹ. Bởi vì mẹ gầy gò, ốm yếu quá. Nó thương mẹ lắm, nó nghĩ mình sẽ không sống nổi nếu không có mẹ. Trên đường đi làm về nó thường mua quà bánh cho mẹ.

Trưa nay, nó tình cờ thấy mẹ không ăn quà mà mang sang phòng ngoại. Nó sững sờ khi nhận ra ngoại sắp gần đất xa trời và thời gian mẹ được phụng dưỡng ngoại còn rất ngắn.

Phan Thị Ái Nguyễn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 397)

Tình nghĩa – Bùi Quang Cảnh

Tình nghĩa

Ba tôi có cuôc sống cầu toàn, nghiêm khắc và rất phong kiến. Mẹ tôi, nhẫn nhục, cố chịu đựng sống bên cạnh ba tôi gần 40 năm. Đã có lần không còn chịu nổi phải bồng con về ngoại. Được mấy ngày, lại nhớ, lại thương bồng con trở về.

Ngày ba mất, mẹ rất đau buồn, bữa ăn nào cũng sắp một chén không, một đôi đũa. Thỉnh thoảng, gắp bỏ thức ăn vào chén không: “Mời ông nó xơi!”. Nói xong bà lại khóc. Mấy tháng sau, bà mất.

Bùi Quang Cảnh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 438)

Tình thu – Hải Âu

Mùa thu. Lá rơi. Với anh, những chiếc lá thu mang đến những cảm xúc dạt dào. Các bài thơ tặng em đều phảng phất vẻ lãng mạn của từng chiếc lá thu.

Một chiều thu, em đi bên anh nước mắt lưng tròng. Anh, lệ chảy nược vào trong. Trái tim đầy ắp thương yêu chẳng thể làm gì trước dòng đời xoáy lốc. Em theo chồng bay về phương trời xa lạ, bỏ anh một mình, xót xa.

Lá rơi, lá rơi, rồi lá lại rơi. Trong thơ anh giờ chỉ còn bàng bạc nỗi buồn của một chiều thu ảm đạm.

Hải Âu
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 379)

Tình xa – Nguyễn Hữu Bé

Tình xa

Gia đình em xem tôi như người trong nhà bởi hai đứa có mấy năm yêu nhau thời trung học.
Em lên thành phố học tiếp, còn tôi ở lại bươn chải vì cuộc sống. Hai đứa ít thư từ qua lại, có điều công việc nhà em cũng là công việc của tôi trong mấy năm em ngồi ghế giảng đường.
Hôm nay, trên thành phố người ta xuống nhà em để làm lễ hỏi, tôi được mời dự bữa cơm gia đình. Bình thường hai bác vẫn gọi tôi bằng con, sao từ ấy hôm nay nghe xót xa buồn!

Nguyễn Hữu Bé
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 475)

Tóc mượn – Minh Tâm

Tóc mượn

Thuở trước mỗi khi bới đầu bà thường dùng một lọn tóc nhỏ thêm vào búi tóc. Bà bảo đó là “tóc mượn”. Tôi hỏi: – Mượn của ai? Bà cười.

Bà bệnh nhiều không bới tóc nữa, thỉnh thoảng bà thoa dầu dừa tay run run chải lọn tóc mượn. Tôi hỏi: – Bà chải tóc làm gì?

–          Để dành cho mẹ con.

Bà mất, mẹ không bới đầu, lọn tóc mượn không ai nhớ tới. Một lần dọn dẹp chợt thấy lọn tóc, mẹ dửng dưng: – Ngoại mầy thiệt…

Tôi thấy nhớ bà, thương bàn tay run run chải tóc.

Minh Tâm
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 342)

Tết ở quê nhà – Võ Thành An

Tết ở quê nhà

Năm nào cũng vậy, đến gần Tết là mẹ gửi cho vài đòn bánh tét. Sợ mẹ nhọc công, có lần nói mẹ đừng gửi bánh nữa, ở phố chợ, muốn ăn chạy mua mươi phút là xong.

Nói thì nói vậy nhưng Tết là mẹ gửi cho. Khi thì bánh tét nhân ngọt, khi nhân trắng.

Về quê dạo gần Tết, thấy cả nhà quây quần gói bánh tét… không khí Tết thật đầm ấm. Mới hay bấy lâu mình chưa bao giờ có một cái Tết thật sự như Tết ở quê nhà.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 518)

Tự trọng – Nguyễn San

Tự trọng

Thôi chồng, chị thuê nhà trọ, đi bán vé số. Có hôm chị về sớm, vẻ mặt hân hoan. Cũng có bữa chị ngồi buồn hiu. Ngày đó, nếu không ế thì cũng bị ông khách khó tình nào đó chửi.
Hôm qua, thấy đôi mắt chị đỏ hoe, tôi hỏi:
– Có chuyện gì thế chị.
Chị lặng thinh, chìa cho tôi tờ báo. Trong đó, một tay nào đó gọi những người bán vé số là thứ bầy hầy, cần dẹp bỏ.
Chị tức tưởi:
– Tụi tui làm ăn lương thiện mà anh!
Tôi lặng buồn, không dám trả lời. Xã hội còn nhiều thứ bầy hầy, đáng lên án hơn mà ta còn chưa dẹp được.

Nguyễn San
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 476)

Tiếc nuối – Nguyễn Thị Minh Hiền

Mẹ bị bệnh nan y.
Tối hôm ấy, mẹ nắm tay tôi
– Con gái mẹ xinh quá! Mười tám rồi còn gì?!
Rồi mẹ nhìn tôi, thở dài:
– Con gầy quá. Học thi vất vả lắm phải không? Nói chuyện cho mẹ nghe đi! Nhưng thôi. Con phải giữ gìn sức khỏe, đi ngủ đi!

Mẹ ra đi lúc đêm tàn. Trên trời chỉ còn một ngôi sao lặn muộn, chờ rước linh hồn mẹ về trời.
Suốt hai chục năm nay, lòng tôi luôn tiếc nuối, sao tôi không thức chuyện trò với mẹ suốt đêm.

Nguyễn Thụy Minh Hiền
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 501)

Tiếng bước chân của ngoại (Đàm Thanh Lạc) – Truyện ngắn 100 chữ.

Ngoại già, bị chứng mất ngủ nên đêm khuya hay đi lại. Tiếng đôi dép nhựa kéo lê trên nền gạch làm cả nhà thức giấc. Đang tuổi “ăn ngủ” nên cháu rất khó chịu, đôi khi phàn nàn, cáu gắt với ngoại.

Ngoại mất, đêm khuya không còn tiếng bước chân nhưng sao cháu vẫn giật mình thức giấc giữa khuya. Chợt thèm được nghe tiếng bước chân quen thuộc ấy.

Đàm Thanh Lạc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 491)

Tiếng mẹ đẻ (Nguyễn Thị Như) – Truyện ngắn 100 chữ.

Tôi lấy chồng xa, cách quê nhà đến nửa vòng trái đất. Tôi sinh đôi hai thằng nhóc. Chúng lên năm, nghịch lắm! Mỗi lần mắng nó bằng tiếng Việt, nó đâu hiểu, lại phải dùng tiếng Anh. Cứ thế, tiếng mẹ đẻ phai dần.

Cái quyết định dành thời gian dạy tiếng Việt cho con ngày càng vô hiệu. Tôi không nản.

Năm năm sau. Vào một sáng đẹp trời, tôi có tin vào tai mình không nữa, tiếng con trai tôi:

– “Quê hương là chùm khế ngọt… “
Tiếng Việt đàng hoàng, chuẩn!
Vậy là tôi vẫn còn quê hương…

Nguyễn Thị Như
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 400)

Tiếng rao – Võ Thành An

Tiếng rao

Nước quay, con nước đỏ ngầu nặng phù sa; cánh đồng mênh mông nước nổi, quê tôi cũng vào mùa bông điên điển.

Bông điên điển đẹp, song cũng là món ăn hợp khẩu của người dân vùng quê nghèo.

Rời quê sống chợ, se sắt nhớ quê mùa này vàng bông điên điển.

Bất chợt trưa nay không phải thèm ăn, mà lại thèm nghe tiếng rao: “Ai mua bông điên điển hôn!” dạo ở quê nhà.

Về quê, hỏi về mùa bông, về tiếng rao. Mẹ thở dài: “Bây giờ đâu còn nhiều bông điên điển để có người mua kẻ bán!”.

Võ Thành An
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 470)

Tuổi thơ (Ngọc Chi) – Truyện ngắn 100 chữ

Thằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bà nội.
– Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.

Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:
– Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để “tụ” trường mặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp…

Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà… Mười mấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thăm nhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 429)

Thêm bớt – (Thanh Hải) – Truyện ngắn 100 chữ

Hồi xưa, nhà nghèo, con đông, tới bữa, mẹ tôi phải chia số cơm ít ỏi cho các con khỏi giành nhau, mà cũng chỉ được lưng bụng. Đứa nào ngoan, được thêm nửa bát cơm, hoặc miếng cháy.

Những lần như vậy, tôi vui sướng như được ông tiên cho quà.

Giờ, khá giả, con ít, bữa nào tôi cũng phải dỗ dành, ép buộc, con tôi mới chịu ăn hết bát cơm.

Hôm nào ngoan, nó được “quyền” rút bớt nửa bát.

Những hôm ấy, nó vui sướng giống như tôi được thêm miếng cháy cơm hồi trước.

Thanh Hải
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 429)

Thì thầm lời mẹ – Nguyễn Thị Minh Tú

Thì thầm lời Mẹ
(Thương tặng Ba Má)

Lúc nhỏ chị được mẹ chăm sóc rất chu đáo so với các anh em trong gia đình bởi vì chị có nét giống bà ngoại nhiều nhất. Không hiểu mẹ, chị càng ngày càng ngỗ nghịch và nhõng nhẽo. Mẹ bảo “rồi nó sẽ đổi tính”. Theo năm tháng chị đi lấy chồng, mẹ lại nghẹn ngào an ủi “rồi nó sẽ về thăm mình mà”. Và rồi khi mẹ không còn nhìn rõ để trông ngóng chị nữa, mẹ lại bâng quơ thở dài: “Chị tụi bây chỉ được cái nét mặt là giống bà ngoại bây thôi…”

Nguyễn Thị Minh Tú
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 409)

Thầy tôi – Trần Thu Thao

Thầy tôi

Hồi học lớp hai trường làng, tháng mưa dầm nước ngập, đi đường ướt lạnh, khi đến lớp, thầy khoác áo cho tôi.

Lớn lên trở thành cô giáo dạy vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, nếm đủ ấm lạnh tình người nhưng không hơi ấm nào bằng hơi ấm tình thầy.

Về thăm, thầy vẫn đơn độc bên mái lá nghèo đối ẩm bên mấy ông bạn già hưu.

Mấy năm sau, vườn thầy mọc lên ngôi mộ cô quạnh, lẻ loi.

Tháng mưa dầm nước ngập, đêm lạnh: Ai khoác áo cho thầy?

Trần Thu Thao
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 415)

Thằng út (Mạnh Hùng) – Truyện ngắn 100 chữ

Nhà có ao cá, mỗi lần muốn bắt, má lại nói đợi thằng út về rồi tát luôn. Nghĩ thương má nên thôi.

Những ngày cuối năm, anh em gặp nhau muốn lai rai một chút. Nhà có bầy vịt nhưng má nói, đợi ít bữa thằng út về. Má nói thấy thương, lại thôi.

Chiều 30 tết, má đứng ngồi không yên, rồi lại lân la ra đầu ngõ, mãi đến tối mịt mới về. Má đưa tấm giấy cho anh hai bảo là thư thằng út. Anh hai thắp đèn đọc, chỉ vài hàng xin lỗi vội vã.

Mạnh Hùng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 425)

Thời gian – Nguyễn Thái Sơn

Tôi viết về người thầy cũ, dạy tôi cách đây ba mươi hai năm. Bài đăng. Con đường mười cây số, từ miệt huyện, tôi đạp xe cọc cạch về thành phố tặng thầy cuốn báo. Thầy đọc đi đọc lại mấy lần: “Bất ngờ quá, anh ạ!”.

Phút chia tay, bất ngờ hơn: ngày xưa, tay tôi run như lạnh khi thầy đưa viên phấn lên bảng, bây giờ, tuổi tác làm bàn tay thầy run trong hai bàn tay tôi, nhưng điềm tĩnh, ấm áp.

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 397)

Thừa tự – Hào Vũ

Thừa tự

Là con trai trưởng, tôi được thừa hưởng từ ba tôi ngôi nhà thờ đồ sộ. Tiền nhang đèn xấp xỉ khoản lương còm mỗi tháng. Đã thế, cứ lâu lâu, số ảnthowfvaf bát nhang lại được bổ sung. Có anh bạn Tết này đến thăm, hỏi chuyện gia cảnh thỉnh thoảng nhìn lên bàn thờ, nửa ái ngại, nửa băn khoăn…

Bỏ dạy học, mấy năm nay anh sản xuất nhà, xe, tiền cho người ta đốt. Ngày mai, anh mời tôi dự lễ động thổ cái lầu ba tầng cho con trai.

Hào Vũ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 453)

Thua – Ngọc Lệ

Thua…!

Chúng tôi lớn lên ở xóm nhỏ ven sông Tiền.
Lớn tồng ngồng mới được đến trường. Ngoài giờ học, chúng tôi đánh trâu ra đồng. Hái ổi trộm. Tắm sông. Thi bơi lội. Ai thua phải cõng người về nhất.
Có lần tôi phải cõng em.

Sang bên kia sông, tôi nhìn xem em giấu gì trong ngực áo.
Chiếc áo trắng mỏng manh. Em đỏ mặt. Nhảy ùm xuống nước.
Sáng nay, đám rước dâu em ngang đầu ngõ. Tôi lại thua, nhưng không được cõng em sang sông lần cuối.

Ngọc Lệ
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 489)

Thư (Nguyễn Thị Chung) – Truyện ngắn 100 chữ.

Hồi mới cưới nhau, chị thường hay viết thư cho anh, tình cảm nồng nàn, có cả những lá thư không gửi. Thư nào anh cũng đọc thuộc lòng. Hạnh phúc ngập tràn.

Giờ đây, anh mải mê tối ngày với công việc ít có thời gian tâm sự cùng chị. Còn chị, vẫn giữ thói quen viết thư cho anh mỗi lần anh đi công tác – những lá thư không gửi. Lần nào cũng vậy, thấy lá thư đặt trên bàn làm việc anh lại cằn nhằn: “Em viết để làm gì, thời gian đâu mà đọc”. Chị lặng lẽ thở dài và lần sau lại viết – những lá thư không gửi.

Nguyễn Thị Chung
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 401)

Thương ba – Yên Hà

Thương ba

Hồi nhỏ, ba có khiếu văn chương, tập viết thơ theo thời thượng, lắm khi toàn ca tụng người yêu. Nhờ vậy mà ngon ơ “cưa đổ” mẹ. Con gái lớn lên vừa đẹp vừa ngoan. Đậu học sinh giỏi văn, rồi lo thi học kỳ, tốt nghiệp đại học… Cô giáo bắt nộp báo tường, sợ không kịp bài, con gái khóc. Ba tiếp tục thức đêm, thơ đủ cả áo trắng, mây trời mà lòng canh cánh tiền thuốc thang cho mẹ.

Về hưu, hỏi sao không làm thi sĩ, ba chỉ lặng lẽ cười, mắt ưu tư.

Yên Hà
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 403)

Trúng số – Nguyễn Hữu Bé

Trúng số

Hai năm trước bị tai nạn giao thông anh phải nghỉ việc, đành để chị đi làm. Nhan sắc hoa khôi ngày nào được trang điểm càng thêm lộng lẫy. Có điều từ lúc đi làm chị thường vắng nhà, bù lại thu nhập tăng nhiều hơn.

Mỗi lần anh hỏi, chị cười cười: “Công việc xoàng thôi, nhờ em trúng số”.

Tối nay chị về dáng mệt mỏi, vào toilet nôn mửa. Bé Thảo giật mình thức giấc hỏi mẹ, anh nói mẹ đi tắm. Giọng nó buồn buồn: “Mẹ trúng số” hoài mà sao nhà mình không vui hả bố?”.

Nguyễn Hữu Bé
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 470)

Trước sau – Mây Xanh

Trước sau…

Trước, ở nhà tập thể, căn phòng hẹp tí chỉ đủ kê chiếc giường, cái bàn. Ba chạy xe đạp ôm. Mẹ ở nhà chăm sóc con. Con còn nhỏ hay khóc đòi quà. Ba mẹ vỗ về, con nín. Cả nhà cùng cười.

Sau, ba nghỉ chạy, vào làm trong một xí nghiệp. Mẹ phụ việc cho nhà người bà con. Rồi ba mẹ xây nhà mới khang trang hơn. Cả ba và mẹ đều bị cuốn mình vào công việc. Con lớn không còn khóc vòi vĩnh và thường được ba mẹ mua quà cho. Nhưng cả nhà ít khi cười cùng nhau.

Mây Xanh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 404)

Út – Nguyễn Hoàng Long.

Chị ba thôi học, anh hai đi phụ hồ, có út là được đi học. Nhà nghèo, thương anh chị, nó dặn lòng học tốt, mai làm có tiền, nó nuôi lại ước mơ làm hoạ sĩ, giáo viên của anh và chị.

Thời gian trôi. Út vào đại học, rồi ra trường. Tháng lương đầu, nó chạy một mạch về, xẻ đôi số tiền vào lòng bàn tay anh chị. Bỗng nó bàng hoàng, vì đôi tay chai sần, biến dạng của anh và cặp kính dầy trên mắt chị, vì những mũi kim thêu nên cuộc đời của nó.

Nguyễn Hoàng Long
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay)

Ước mơ – Tăng Khắc Hiển

Ước mơ

Mẹ nghèo đi ở mướn. Con nhỏ chạy chơi với “cậu chủ” cùng lứa. Chơi trò cưỡi ngựa: nó luôn làm ngựa, cậu chủ cưỡi trên lưng. Ngựa phi, ngựa phi vòng vòng, tấm lưng nhỏ oằn cong. Mẹ nhìn rưng rưng nước mắt.

Đêm về, thoa lưng con, mẹ hỏi: Sao con không đổi làm chủ ấy?

Đứa trẻ bảo: Con thích cưỡi ngựa thật chứ không thíc cưỡi lưng người.

Mẹ ừ mà lòng chạnh xót xa.

Tăng Khắc Hiển
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 403)

Ước mơ đạt được (Phạm Hoa Phượng) – Truyện ngắn 100 chữ

Ngày xưa, khi còn bé, tôi thích đọc báo, truyện, nhất là cứ đến mùa xuân, sách báo tràn ngập, đù màu sắc ở các quầy.

Tôi mơ ước, sau này tôi sẽ có thật nhiều báo, nhất là báo xuân, tôi sẽ đọc cho thật đã thèm.

Nay tuổi về chiều, cuộc sống khó khăn, tôi đi bán báo, cầm xấp báo xuân trên tay, bìa báo rực rỡ những cành mai, cành đào mà tôi nào có xem được.

Nghĩ lại, mơ ước tuổi thơ, nay đã được rồi nhưng có một nửa.

Phạm Hoa Phượng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 416)

Vòng cẩm thạch – Jang My

Vòng cẩm thạch

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo

Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:

– Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.

Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

Jang My
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 406)

Vắt cơm nguội – Thu Lộc

Vắt cơm nguội

Về thăm bà vào những ngày hè dịu nắng, ngắm nhìn cảnh quê thanh bình thật thú vị. Mấy đứa em hị chạy nhảy mệt thừ, người đầy mồ hôi, lấm len ríu rít: “Bà ơi! Cháu đói”. Bà cười nhân hậu, tay quạt, tay vắt từng nắm cơm nguội cho từng đứa cháu yêu. Quay sang tôi, bà âu yếm đưa một giắt cơm nguội. Tôi miễn cưỡng nhận. Đôi mắt bà đượm buồn, những đường nét nhăn nheo trên gương mặt bà như sâu thêm. Chợt hối hận. Nhớ lại lúc trước, tôi thường nũng nịu “Bà ơi! Cháu thích ăn cơm vắt cơ”.

Thu Lộc
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 438)

Về quê ăn Tết – Phạm Hoa Phượng

Về quê ăn tết

Cầm chứng chỉ cử nhân luật trong tay, và sau bao lần xin việc, tôi đã đi làm được ở công ty bao bì Thành phố.

Nhận 800.000đ lương, năm nay tôi quyết định về quê ăn tết. Tính toán cả mấy ngày để mua quà cho bố, cho mẹ, cho em, cho cháu.

Khi xe lăn bánh bỗng giật mình, không biết khi hết tết vào lại Thành phố đi làm, tiền đâu để trả tiền nhà, tiền ăn và tiền xe đi vào, chẳng lẽ lại xin tiền mẹ. Tôi bỗng thở dài.

Phạm Hoa Phượng
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 414)

Vị phở ngày xưa (Nguyễn Đức Hạnh) – Truyện ngắn 100 chữ

Ngày bé, anh học trung cấp về nghỉ hè, đưa em lên thị trấn chơi. Anh mua một tô phở mậu dịch ba hào hai, em ăn sao mà ngon thế. Hỏi sao anh không ăn. Anh bảo không đói, thật ra anh không có tiền.

Anh không thi vào đại học mà học trung cấp để nhanh đi làm giúp em ăn học.

Sau đó em được đi du học. Em đã đi nhiều nơi, ăn nhiều món ăn đặc sản, nhưng không có món nào ngon bằng tô phở mậu dịch năm ấy.

Nguyễn Đức Hạnh
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 416)

Viết cho cha – Minh Tú

Viết cho Cha

Con xin đóng tiền học phí học bằng B Anh văn. Cha nói: “Để cha tính”.

Một lần sau giờ học, lũ bạn rủ đi uống nước.

Ngồi trong quán, con giật mình khi thấy dáng một người rất quen – cha của con. Cha chạy hon đa ôm sau giờ làm việc. Con trách mình sao quá vô tâm.

Minh Tú
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 480)

Xa quê (Ngọc Vân) – Truyện ngắn 100 chữ.

Lên đại học, tiếp xúc với bạn bè trên khắp mọi miền đất nước nên chỉ một thời gian ngắn tôi đã phân biệt được dễ dàng giọng nói của từng vùng : Bắc, Trung, Nam. Trừ Lan. Cô nói một giọng lạ, lơ lớ.

“Bạn quê ở đâu?”. “Quảng Ngãi”. “Thế sao…?”. Thấy tôi ngạc nhiên, hiểu ý, cô vô tư cười bảo: “Vô đây không đổi giọng, mua bán người ta không hiểu, phiền lắm. Đâu quen đó thôi mà!”.

Ngọc Vân

Xa vắng (Nguyễn Thái Sơn) – Truyện ngắn 100 chữ.

Hồi ấy, mỗi khi Ba nổi giận; đứa vờ lật vở học bài, đứa quét nhà, đứa lăng xăng xuống bếp, đứa út chuyên chui vào góc giường trùm mền kín mít.

Giờ đây, ngay trong sự yêu thương đầm ấm của Ba, các con vẫn tứ tán: người đi làm xa, người công việc xuôi ngược, người theo chồng, cậu út ngồi đại học. Ba lủi thủi ở mé quê một mình, xa vắng.

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến Thức Ngày Nay số 421)

Xa xứ – Bùi Phương Mai

Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình… “.

Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm… “.

Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không… “

Bùi Phương Mai
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 408)

Xứ lạ quê người – Trần Ninh Bình

Xứ lạ quê người

Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gửi tiền về giục các con lo học tiếng Anh và vi tính để mai mốt qua đó dễ dàng kiếm việc làm. Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ email chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: “Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?”.

Trần Ninh Bình
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 404)

Xe ôm (Ngọc Chi) – Truyện ngắn 100 chữ.

Chiều muộn. Tôi đón xe ôm đi từ chợ Tân Định đến chợ Phú Nhuận bên kia cầu Kiệu. Bác xe ôm trông hiền lành: “Cho chú bốn ngàn được không?”

Đến nơi, giở kiếm trong xấp tiền lẻ, bác lái xe rút tờ hai ngàn đưa cho tôi: “Thôi, gần quá, chú lấy ba ngàn thôi”. Dù bất ngờ nhưng tôi vẫn kịp dúi tờ tiền vào tay bác: “Cháu gởi bác luôn”. Bác ta đẩy vội tay tôi: “Thôi cháu cầm đi” rồi rồ xe chạy mất…

Tôi ngẩn người hồi lâu. Một cảm giác ân hận tràn ngập trong lòng.

Ngọc Chi
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 520)

Xuân lỗi ước (Nguyễn Thái Sơn) – Truyện ngắn 100 chữ.

Thông lệ, mùng hai hàng năm, tôi ôm chồng sách ra tận miệt rẫy xa ăn tết cùng một người bạn, suốt ngày.
Mùng hai năm nay, số bạn cũ rủ đi loanh quanh từng nhà mỗi đứa trong huyện. Vui bí tỉ, toàn bia và rượu… Tây. Tối mịt, về nhà; một mẩu giấy nằm gần tivi: “Năm nay, đợi tới lúc chiều vãn không thấy… Tặng S hai con cá lóc, đổi món; cùng vài bài thơ xuân vừa cảm tác trong ngày. Chúc… “.
Cổ họng tôi bỗng đắng vị bia và rượu Tây!

Nguyễn Thái Sơn
(nguồn: Kiến thức ngày nay số 449)

Bình luận về bài viết này »

Phần mềm in Phiếu giao hàng từ File Excell ra máy in 80mm XPRINTER POS 80C

Phần mềm in Phiếu giao hàng từ File Excell ra máy in 80mm XPRINTER POS 80C

+ Đọc từ file Excell Đơn hàng + In ra máy in BILL cỡ 80mm ( máy in nhỏ) XPrinter, Epson, Bixilon, Samsung, Máy in nhiệt vv

+ Thiết kế mẫu giấy theo yêu cầu

@ Phần mềm phù hợp với:

* Tiệm bánh

* Kho vật tư

* Cửa hàng vật liệu xây dựng

* Cửa hàng phân phối sản phẩm, vv và vv

Có thể lập trình thêm

LH 0935 800 729

download sydngsoft.wordpress.com/download/

Bình luận về bài viết này »

phần mềm phòng khám răng nha khoa

@ Lịch sử khách hàng bệnh nhân

@ đơn thuốc từng lần

@ thống kê tổng hợp

@ báo cáo chi tiếng tổng tiền dịch vụ hằng ngày

@ dành cho phòng răng , nha khoa

Liên hệ : 0935 800 729

Bình luận về bài viết này »

Phần mềm phòng khám vật nuôi chó mèo

Phần mềm phòng khám vật nuôi chó mèo

@ Lịch sử khám

@ Thông tin vật nuôi

@ Đơn thuốc

@ Dịch vụ chăm sóc vật nuôi , cho mèo

@ Thống kê dịch vụ

@ Tổng doanh số thu được theo thời gian

Liên hệ : 0935 800 729

Bình luận về bài viết này »

Cory lore!!

https://www.youtube.com/@Punz0q/videos

Cory lore!!

She was abuse by her parents ( ahh yes very good start ) Her parent treat her like a slave , starve her for no reason , force her to work for money even tho she’s just 5 . Her dad then sell her to circus , Which she also get abuse. She gets hit get kick just for the everyone laughter . If she does something wrong they will starve her and abuse her or even for her to drink some fucking shitty potions they made . ( sometimes they even rape her ) She then escape , The potions turn her to some monster and she get revenge on her mom and dad pretty much . Cory Pov : She’s have no friends due to the kids think she’s weird and their parents do not like her parents at all. She had starve for many days so she’s had to stole some food leads her to get sells by her father to the circus . She’s get abuse for the fuckers laughter . She also get r@pe , and starve and treated like a fucking animal . As you know if she does something wrong she’s gonna get abuse , rape , and drink the potions . She escape killed everyone in the circus run away and turns to a demon . She had autism . Ofc i am not gonna explain this shit.

Bình luận về bài viết này »

Phần mềm Phòng khám

quản lý danh mục dịch vụ , danh mục thuốc

quản lý lịch sử bệnh nhên

Lên đơn thuốc cho bệnh nhân

Thống kê số tiền, số lượt khám theo thời gian

vẽ đồ thị trực quan các báo cáo.

liên hệ 0935 800 729

giá 5. Triệu trọn đời

Su dung hang nam 700k / năm

download here

Bình luận về bài viết này »

Mei lore

Mei story by P!nk Punz

30/6/2023


Mei lore!!
Mei was born with a curse that make she looks like a demon
She had red horns red eyes and white hair
Her parents treated her like a disgusting creature, even her mom went commit Suicide because of her .
Everyone is scare at her cause of her horns and red eyes , sometime other kids make fun of her .
After her mom death , her dad is addicted to drugs and now a alcoholic
He’ll would beat Mei if she did something he didn’t like
Mei family wasn’t that rich , her dad gambling use all the money to buy cigarettes, drugs and many more things . He went addicted of course
Her dad get fire from his job, so he just kind of went crazy and almost kill Mei
One day , he sells Mei to a lab that experience some crazy looking creatures
Everyday , Mei was forced to drink the potion that the doctor makes.
Which make Mei and others got sick, if they didn’t listen to the doctor they will get beat up or even get shot in the head.
Mei and other kids , which are Rin , Yumi and Fuhiko try to escape and they succeed.
Yumi and Mei start dating and Rin works at a ramen store and Fuhiko sells ice cream
But then Yumi get killed by the doctor and Fuhiko and Rin get kidnapped
Leads Mei to get revenge.
When she get revenge, she kill all the doctors when she save her friends , they make a grave for Yumi and just live happy with trauma cool,
Mei POV
She always try to hide her horns and red eyes , but she still get make fun at .
After her mom commit Suicide , her dad abuse her a lot even throw a bottle of glasses at her . She didn’t go to school cause she didn’t want to ( she scare that she’ll be make fun by everyone ) and also because her family don’t have money
Her dad even tired to rape her ( sometimes )
Later Mei dad sells her to a lab
Ya know Mei gets beat up a lot due to her sickness to the poison  the doctor give her and she refuses to get experience.
And Mei and her friends escape
She start dating Yumi but Yumi got kill by the doctor and Mei get revenge by kill all the doctors free all the kids and save Rin and Fuhiko
They make a small grave for Yumi .
Mei had Autism and many traumas of course because of the disgusting people she live with and her shitty parent .

Bình luận về bài viết này »